Niềng răng đã giúp không ít người lấy lại được nụ cười rạng rỡ, hàm răng đều đẹp, thay đổi cuộc sống hơn. Phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ này cũng ngày càng phổ biến và được nhiều bạn trẻ tin tưởng áp dụng. Hầu hết mọi người đi niềng răng đều niềng cả hai hàm, nhưng cũng có trường hợp chỉ mong muốn được niềng 1 hàm trên. Vậy liệu chỉ niềng răng hàm trên có hiệu quả không?
Những trường hợp có thể niềng răng hàm trên
Theo các chuyên gia, niềng răng không chỉ để cải thiện thẩm mỹ, điều chỉnh sự đều đẹp của cung hàm, mà chức năng lớn nhất của niềng răng là điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm sao cho khít sát, hài hòa giúp việc ăn nhai thức ăn ổn định, cải thiện tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe cơ thể dài lâu.
Nếu bạn chỉ muốn niềng răng hàm trên thì vẫn có khả năng thực hiện được, nhưng với điều kiện phải đáp ứng một số yếu tố sau:
- Các vấn đề khiếm khuyết của răng như hô, lệch, thưa, móm…chỉ nằm ở hàm trên.
- Răng hàm dưới của bạn phải tương đối đều đẹp theo tiêu chuẩn đánh giá của nha sĩ.
- Tình trạng khiếm khuyết của răng hàm trên phải thuộc mức độ nhẹ, tức là tình trạng răng hô, lệch, thưa, móm,… đơn giản, dễ điều chỉnh thì mới có thể thực hiện chỉ niềng răng hàm trên.
- Tình trạng lệch khớp cắn chỉ do hàm trên gây ra.
Chỉ niềng răng hàm trên có thực sự hiệu quả không?
Tuy có thể thực hiện nhưng rất hiếm trường hợp chỉ được niềng răng hàm trên, các bác sĩ nha khoa cũng hạn chế chỉ định hình thức này vì rất khó để đảm bảo được sự hài hòa giữa khớp cắn hai hàm nếu chỉ niềng một hàm.
Hầu hết các bác sĩ nha khoa đều khuyên khách hàng nên niềng cả hai hàm để có thể khắc phục các khiếm khuyết răng hàm một cách toàn diện hơn.
Có những trường hợp khách hàng nhất định chỉ niềng răng hàm trên thì phải chấp nhận hiệu quả có thể không như mong muốn. Hoặc có trường hợp chỉ niềng răng hàm trên tại các nha khoa kém uy tín, không được nha sĩ có tay nghề cao thực hiện thì rất dễ xảy ra việc “tiền mất tật mang” như:
- Sai lệch khớp cắn ở cả hai hàm.
- Mặt có khả năng bị biến dạng, bị lệch nặng nề hơn do sự thay đổi sai hướng của khung xương hàm.
- Đau khớp thái dương hàm.
- Mất thêm thời gian và chi phí để chỉnh sửa lại.
Nếu các bác sĩ nha khoa đã dành lời khuyên nên niềng hai hàm thì bạn hãy cân nhắc lắng nghe tư vấn của bác sĩ để giúp quá trình niềng răng có hiệu quả chất lượng hơn.
Niềng răng hàm trên giá bao nhiêu tiền?
Niềng răng hàm trên giá bao nhiêu? Có lẽ mọi người đều biết câu trả lời là niềng răng hàm trên sẽ có chi phí thấp hơn khi niềng răng cả hai hàm. Nhưng chi phí vẫn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá niềng răng
Niềng răng cũng giống như nhiều dịch vụ điều trị sức khỏe khác thường không có chi phí cố định áp dụng cho tất cả mọi người, vì để điều trị sức khỏe nói chung và niềng răng nói riêng, giá niềng răng phải phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
- Mức độ khiếm khuyết của răng: Tùy vào răng bạn có mức độ hô, lệch, móm…nhẹ hay nặng thì giá niềng răng hàm trên sẽ dao động thấp đến cao. Vì khi răng có khiếm khuyết càng nặng càng cần đến nhiều kỹ thuật, thời gian,…khắc phục hơn, dễ phát sinh nhiều chi phí kèm theo.
- Phương pháp niềng răng bạn chọn: Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng với chi phí chênh lệch, nếu bạn chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại sẽ có giá thấp nhất, niềng răng mắc cài sứ có giá cao hơn mắc cài kim loại vì mang lại thẩm mỹ nhiều hơn. Giá niềng răng cao nhất phải kể đến phương pháp niềng răng không mắc cài Invisalign vì có độ thẩm mỹ cao, niềng như không niềng, tiện lợi trong sinh hoạt.
- Sức khỏe răng miệng tổng quát: Đối với những người có sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí niềng răng hơn. Trước khi niềng răng nếu bạn đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… thì cần phải điều trị dứt điểm mới được niềng răng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng. Do đó sẽ phát sinh thêm chi phí điều trị răng miệng tổng quát.
Vì dựa vào các yếu tố trên nên giá niềng răng của mỗi người sẽ mỗi khác, do đó, để biết chính xác trường hợp của bản thân sẽ mất bao nhiêu tiền niềng răng, bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám để được bác sĩ lập phác đồ điều trị cụ thể, từ đó cho biết khoảng chi phí bạn cần phải bỏ ra để niềng răng.
Chỉ niềng răng hàm trên có tiết kiệm chi phí hơn không?
Nếu chỉ niềng răng 1 hàm trên, chắc chắn giá niềng răng hàm trên sẽ ít hơn so với niềng 2 hàm, nhưng liệu có ít hơn 1 nửa chi phí như bạn nghĩ? Dựa trên khảo sát thực tế lại không như vậy, hầu hết tại các nha khoa, trung bình chi phí niềng răng 1 hàm sẽ bằng 80% chi phí khi niềng cả hai hàm.
Vấn đề là khi chỉ niềng răng 1 hàm thì thời gian, vật tư, chi phí điều trị sức khỏe răng miệng tổng quát….bạn bỏ ra đều tương đương như khi niềng 2 hàm. Vì vậy có thể nói là dù chỉ niềng 1 hàm nhưng phải bỏ một số chi phí điều trị phát sinh gần như của cả 2 hàm.
Ngoài ra, khi niềng 1 hàm bạn không thể điều chỉnh khớp cắn của cả hai hàm, dù răng hàm trên được niềng chuẩn xác về cung hàm chuẩn nhưng không khớp với răng hàm dưới thì vẫn ảnh hưởng đến chất lượng ăn nhai. Từ đó kéo theo các bệnh về hệ tiêu hóa, sức khỏe bản thân về lâu dài, có thể mất thêm chi phí để điều trị các hệ lụy sức khỏe khác về sau.
Do đó, thay vì mất thời gian, chi phí, công sức cho một quá trình tương đương với niềng 2 hàm nhưng chỉ cải thiện được 1 hàm thì bạn hãy cân nhắc về việc niềng cả 2 hàm răng để đạt được kết quả chất lượng hơn cả về thẩm mỹ và ăn nhai nhé!
Để nắm cụ thể hơn về chi phí niềng răng, Teennie gửi đến bạn giá của một số phương pháp niềng răng tại nha khoa để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho hành trình thay đổi của mình.
Giá niềng răng hiện nay của Teennie
Hệ thống niềng răng sinh thái Teennie với mong muốn giúp nhiều người, nhất là các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận với phương pháp niềng răng sớm, nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống nên luôn cải thiện và mang đến chi phí niềng răng hợp lý kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cụ thể giá niềng răng hiện nay của Teennie:
- Niềng răng mắc cài kim loại dây thẳng truyền thống: Dao động từ 24 – 50 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài kim loại dây thẳng tự đóng: Dao động từ 30 – 55 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ truyền thống: Dao động từ 39 – 60 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng: Dao động từ 41 – 68 triệu đồng.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: Dao động từ 95 – 115 triệu đồng.
Chi phí dao động sẽ phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết của răng là nặng hay nhẹ.
Răng miệng là một cấu trúc luôn cần sự chuẩn xác, nhất quán với nhau để phát huy chức năng ăn nhai, phát âm…tốt nhất. Nên nếu có ý định cải thiện cơ quan đầu tiên của hệ tiêu hóa, bạn hãy cân nhắc thực hiện niềng cả hai hàm để mang lại kết quả phục hồi cao nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức cho chính bản thân mình.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680