Niềng răng khí cụ mắc cài sứ

Bạn đang gặp những vấn đề về răng hô, khấp khểnh, mọc lệch hoặc chen chúc nhau, bạn đang mong muốn niềng răng nhưng lại ngại xấu, thiếu thẩm mỹ khó khăn khi giao tiếp. Hiểu được những điều đó, Teennie giới thiệu bạn phương pháp niềng răng mắc cài sứ giúp bạn giải quyết hết mọi vấn đề mang lại nụ cười rạng rỡ.

nieng-rang-mac-cai-su-truyen-thong

1. Thế nào là niềng răng mắc cài sứ truyền thống?

Niềng răng mắc cài sứ còn được biết đến là niềng sứ. Vẫn dựa trên những cơ chế hoạt động của phương pháp niềng răng truyền thống tuy nhiên niềng răng mắc cài sứ có thiết kế chỉnh chu nhằm tăng tính thẩm mỹ cho khách hàng. 

Thế nào là niềng răng mắc cài sứ truyền thống?

Những chiếc mắc cài sứ được cấu tạo nên từ hợp kim sứ và một số chất liệu vô cơ khác, những chất liệu này được nghiên cứu không gây kích ứng khó chịu và rất an toàn cho cơ thể. Mắc cài sứ Kết hợp với các dây chun nha khoa tạo nên hệ thống khí cụ gắn cố định lên mặt ngoài của răng tạo áp lực hiệu chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm, giúp cải thiện các khuyết điểm của hàm răng.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài sứ truyền thống

  • Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Nói về tính thẩm mỹ thì niềng răng mắc cài sứ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Các mắc cài sứ được làm bằng chất liệu “sứ” có màu sắc gần như tương đồng với màu răng sẽ giúp khách hàng tự tin hơn so với việc niềng răng bằng hệ thống mắc cài kim loại. 

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Phương pháp này vẫn được phát triển dựa trên nền tảng niềng răng truyền thống, vẫn có các dây cung được làm bằng kim loại đảm bảo mọi lực kéo liên tục và ổn định giúp tăng hiệu quả chỉnh nha, giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện sự cân đối cho khuôn miệng và nụ cười, ngoài ra còn phần nào đó rút ngắn thời gian chỉnh nha cho Khách Hàng. 

Mang niềng răng bằng kim loại sẽ tạo cảm giác khó chịu bởi các mắc cài khá dày nhưng với niềng răng mắc cài sứ có thiết kế mềm mại hơn, các gờ cạnh được mài nhẵn hạn chế cọ xát gây đau. Ngoài ra còn tránh được những tình trạng chảy máu đối với các bộ phận mềm như lưỡi, nướu. Niềng răng mắc cài sứ tạo cảm giác thỏa mái trong suốt quá trình đeo niềng. 

  • Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Bên cạnh những ưu điểm mà niềng răng mắc cài sứ mang lại thì vẫn còn tồn tại những hạn chế không thể cải thiện hết 100% được. Với chất liệu sứ bền chắc, cứng như răng thật nhưng khi sử dụng một thời gian dài, các mắc sứ phải chịu nhiều tác động thì mắc cài sứ sẽ dễ bị bung, vỡ, sứt mẻ hơn so với mắc cài kim loại. 

Bên cạnh đó, niềng răng mắc cài sứ với tính thẩm mỹ cao và đảm bảo độ bền chắc cho từng mắc cài nên chi phí sẽ cao hơn so với mắc cài kim loại.

3. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ truyền thống được thực hiện như thế nào?

nieng-rang-mac-cai-su-truyen-thong

  • Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim và tư vấn lộ trình chữa trị.

Khi đến với Teennie bác sĩ trực tiếp thăm khám kiểm tra tình trạng răng miệng lấy mẫu hàm và chụp X-Quang trong và ngoài miệng thật cẩn thật để dễ lên kế hoạch điều trị các vấn đề về răng miệng trước khi niềng răng, tránh các tình trạng bệnh lý phát sinh và đảm bảo hiệu quả nhất.

  • Bước 2: Gắn khí cụ và gắn mắc cài sứ truyền thống

Bác sĩ tiến hành điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng, nhổ răng số 4 hoặc nhổ răng số 8… để tránh các bệnh lý làm cản trở quá trình niềng răng.

Sau khi thăm khám và điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng tổng quát. Bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành gắn các loại khí cụ như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu,... làm nền cho quá trình đeo mắc cài niềng sứ sau này thuận lợi hơn. 

  • Bước 3: Gắn khí cụ và gắn mắc cài sứ truyền thống

Tiếp đó, các mắc cài sứ sẽ được gắn ở mặt ngoài của răng, dây cung sẽ nằm ngoài các rãnh, bác sĩ tạo những lực siết trên răng khác nhau nhằm giúp răng di chuyển đúng vị trí mong muốn.

  • Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ 

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng hàm của khách hàng mà lên lịch hẹn phù hợp. Thời gian hẹn có thể dạo động từ 3 - 6 tuần để kiểm tra mức độ chuyển dịch của răng hàm có thể tăng lực siết hàm hoặc điều chỉnh các dây cung sao cho phù hợp. Đặc biệt, bác sĩ sẽ luôn chú trọng kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe răng miệng để điều trị những bệnh lý kịp thời nếu có phát sinh. 

  • Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau một thời gian niềng, bác sĩ thăm khám xác định các răng đã về đúng vị trí mong muốn thì sẽ tháo niềng và sẽ cho khách hàng tiến hành đeo hàm duy trì 24/24 ngay cả đối với hàm duy trì tháo lắp. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần tùy thuộc tình trạng răng và khung xương của bạn. Thời gian đeo hàm duy trì có thể giảm dần xuống dần dần bạn chỉ cần đeo vào buổi tối và cho đến bỏ hoàn toàn.

4. Nên kiêng cữ như thế nào sau khi niềng răng mắc cài sứ truyền thống ?

Sau khi niềng răng nên kiêng ăn những gì luôn là câu hỏi nhiều người thắc mắc và đây cũng là phần được các bác sĩ chú trọng với những bệnh nhân của mình khi lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài sứ truyền thống. Bạn nên tuân thủ một số quy tắc chọn thực phẩm nên ăn và không nên để cho quá trình niềng răng diễn ra được tốt đẹp nhất, tránh những tình trạng ảnh hưởng đến các mắc cài trên răng.

+ Nói không với các dạng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường vì những loại đồ ăn này rất dễ tạo mảng bám trên răng làm bạn khó vệ sinh răng miệng tốt nhất. Đặc biệt đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều acid dễ mài mòn men răng gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Nói không với các dạng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường

 

+ Những dạng thực phẩm dễ tạo mảnh vụn như bánh quy, đậu phộng, … nên được kiêng cữ sau khi niềng răng để tránh các mảnh vụn rơi ra. Những vụn thức ăn này  rất dễ bám vào kẽ răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh.

+ Không nên ăn những đồ ăn quá cứng, dẻo, dính hoặc quá dai khi niềng răng

Với những loại thức ăn quá cứng bạn phải dùng đến lực lớn để cắn nhai, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến răng rất lớn. Trường hợp những thực phẩm quá dai hay bết dính, nguy cơ làm lệch mắc cài sẽ rất dễ xảy ra. Không những thế, thức ăn sẽ bị vướng lại trên mắc cài, vướng vào dây cung và rất khó để làm sạch chúng.

Với những loại thức ăn quá cứng bạn phải dùng đến lực lớn để cắn nhai

Sau một thời gian niềng răng bạn đã cảm thấy quen dần với các mắc cài và dây cung, những hướng dịch chuyển của răng cũng như đúng mong muốn bạn có thể ăn uống bớt kiêng cữ hơn nhưng vẫn không nên chủ quan nhé!