Niềng răng khí cụ mắc cài kim loại có nắp đậy

Với những khó khăn của phương pháp niềng răng thông thường khiến cho nhiều người e ngại nhưng giờ đây bạn không cần phải lo lắng nữa. Bởi niềng răng mắc cài kim loại tự đóng sở hữu được ưu điểm vượt trội như không cần dùng dây thun chỉnh nha nên không sợ bị tuột hoặc phải đến phòng khám thay thun nhiều lần, thời gian niềng được rút ngắn hơn, dễ dàng vệ sinh răng miệng và có tính thẩm mỹ hơn. Vì thế mà hiện nay niềng răng mắc cài kim loại tự đóng đang được rất nhiều các y bác sĩ lựa chọn sử dụng phổ biến cho các bệnh nhân của mình. Hãy cùng Teennie tìm hiểu kỹ hơn để có cái nhìn trực quan nhất nhé

nieng-rang-mac-cai-kim-loai-tu-dong-teennie

1. Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng là như thế nào?

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng là phương pháp cải tiến của mắc cài inox cổ điển và gần như khắc phục được hầu hết các nhược điểm của mắc cài kim loại.

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng sẽ được thay thun bằng những chốt có thể đóng mở linh động giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài, phần cạnh của mắc cài thường được thiết kế trơn láng có phần mặt nhỏ và tròn nên việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.

nieng-rang-mac-cai-kim-loai-tu-dong

Các dây cung cũng có thể trượt một cách tự do trong rãnh mắc cài, giúp duy trì lực ổn định hơn, đặc biệt lực ma sát sẽ được giảm tối đa, bệnh nhân sẽ ít đau hơn, dây cung cũng ít khi bị bung tuột nên số lần đến phòng khám để nắn chỉnh dây cung cũng không nhiều.

2. Những trường hợp nào nên niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Răng mọc chen chúc: Đây là một tình trạng mô tả sự bất thường trong cách sắp xếp vị trí của răng trên cung răng khiến các răng phải chen lấn xô đẩy vào nhau để có vị trí đứng.

Răng hô: Còn gọi là răng vẩu đây là tình trạng răng khá nghiêm trọng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và khiến nhiều khách hàng mất tự tin. 

nieng-rang-mac-cai-kim-loai-tu-dong

Răng móm: Là một dạng răng mọc sai khớp cắn với sự sai lệch tương quan giữa hàm trên so với hàm dưới, đa phần những người bị móm thì hàm trên sẽ bao phủ luôn ham dưới.

Răng thưa: Là tình trạng khá phổ biến, những kẻ hở của răng nằm cách xa nhau trên cùng hàm, gây khó khăn cho việc ăn nhai, thức ăn sẽ dễ bị mắc vào các kẻ này khó lấy ra và dễ hình thành những ổ vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng.

Những tình trạng răng thưa cần khắc phục

3. Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng cũng giống như phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống nhưng được đánh giá cao hơn và mang đến hiệu quả chỉnh nha vượt trội. Vì phương pháp này có hệ thống nắp trượt giữ cố định dây cung thay cho dây thun, giúp Bác sĩ dễ dàng thực hiện việc kiểm soát lực tác động lên răng.

Duy trì ổn định không bị bung sút như dây thun

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ không cần sử dụng công nghệ cao trong quá trình hỗ trợ điều trị. Thời gian niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có thể sẽ kết thúc nhanh hơn 2 đến 3 tháng. Do lực kéo và đẩy mạnh và các hệ thống nắp trượt tự động đóng luôn được duy trì ổn định không bị bung sút như dây thun nên quá trình chỉnh nha có thể được rút ngắn.

Nhiều người lo ngại rằng việc đeo niềng kim loại dễ dẫn đến tình trạng tổn thương nướu, tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì mắc cài đang được cải tiến không gây ra tổn thương nào cho răng miệng.

4. Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Bước 1: Khám tổng quát, chụp phim và tư vấn lộ trình chữa trị.

Khi đến với Teennie bạn sẽ được thăm khám tổng thể răng miệng lấy mẫu hàm và chụp X-Quang trong và ngoài miệng thật cẩn thật để dễ lên kế hoạch điều trị các vấn đề về răng miệng trước khi niềng răng, tránh các tình trạng bệnh lý phát sinh và đảm bảo hiệu quả nhất.

Bước 2: Giai đoạn gắn khí cụ

Sau khi thăm khám điều trị các vấn đề răng miệng tổng quát, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn các loại khí cụ như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu,... để hỗ trợ quá trình đeo mắc cài niềng răng sau này thuận lợi hơn.

Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài kim loại tự đóng 

Ở giai đoạn này, các mắc cài kim loại sẽ được gắn ở mặt ngoài của răng, dây cung sẽ nằm ngoài các rãnh mắc cài để tạo siết giúp răng di chuyển.

Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ 

Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn định kỳ từ 3 - 6 tuần để kiểm tra mức độ chuyển dịch của răng hàm để có thể tăng lực siết hàm hoặc điều chỉnh các dây cung sao cho phù hợp . Ngoài ra, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và cạo vôi định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng của bạn trong suốt quá trình niềng răng.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau một thời gian niềng, các răng về đúng vị trí mong muốn bác sĩ sẽ tháo niềng và khách hàng sẽ tiến hành đeo hàm duy trì. Bạn vẫn phải chú ý tái khám đúng định kỳ để bác sĩ kiểm tra độ ổn định của răng.

5. Lưu ý sau khi niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Trong suốt quá trình niềng răng Khách Hàng cần chú ý vấn đề chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để tránh những nguy cơ phát sinh các bệnh lý về răng, sẽ dễ làm gián đoạn hoặc giảm hiệu quả của quá trình niềng.

Khi ăn uống tuy bạn không phải kiêng cử gì nhưng vẫn cần chú ý ăn nhai những thức ăn mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng để suốt quá trình niềng răng không bị hóp má, gầy gò, không đủ sức để đảm bảo quá trình chỉnh nha liên tục. Hạn chế những thức ăn quá dai hay quá cứng, nên cắt nhỏ thức ăn để bảo vệ mắc cài. 

Lưu ý niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Khách Hàng nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ di chuyển của răng, làm các công đoạn theo như trong phác đồ điều trị để quá trình di chuyển răng diễn ra thuận lợi hơn.

Sau khi tháo niềng, việc tái khám định kỳ vẫn phải duy trì thường xuyên để ổn định răng, bạn nên tuân thủ đúng lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng, ngăn ngừa những nguy cơ tái phát hay xô lệch trở lại.

Hàm răng sau khi tháo niềng khá nhạy cảm, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng để có hàm răng khỏe mạnh, đều - đẹp và tự tin hơn!