Kiến thức nha khoa

Hôi miệng: Dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh!

Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. 

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, xuất phát từ các vấn đề bên trong và bên ngoài miệng. Hôi miệng thường do vi khuẩn phát triển từ các mảng bám thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, phần lớn có thể liên quan đến việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý và hiện tượng khô miệng. Theo các chuyên gia, hôi miệng là một hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số.

unnamed file 2001

Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì?

Nấm men miệng

Tình trạng hơi thở có mùi hôi và xuất hiện đốm trắng ở trên lưỡi là dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm men miệng, hay còn gọi là nấm Candida. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm với hiện tượng hôi miệng là tình trạng đau nhức khó chịu khi nuốt và nhai thức ăn.

Bệnh thận

Người gặp tình trạng hôi miệng hay hơi thở có mùi tanh khó chịu có nguy cơ cao mắc bệnh thận. Thận hoạt động chính là loại bỏ độc tố khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu.

Nếu thận hoạt động không đạt hiệu quả, các chất thải sẽ không được lọc hoàn toàn ra khỏi cơ thể, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và dẫn đến tình trạng hôi miệng.

unnamed file 2002

Hội chứng không dung nạp Lactose

Những người gặp tình trạng hôi miệng hay hơi thở có mùi chua có thể đã mắc chứng không dung nạp Lactose. Tình trạng hôi miệng có thể đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy.

Hội chứng không dung nạp Lactose khiến cơ thể không tiêu hủy protein sữa đúng cách, gây ra tình trạng hơi thở có mùi chua khó chịu.

Viêm amidan

Nếu người bệnh gặp tình trạng hôi miệng giống mùi tã bẩn, có khả năng cao là do bệnh viêm amidan. Vi khuẩn từ các mảnh vụn thức ăn sẽ tích tụ và phát triển trong amidan, tạo thành sỏi trong kẽ răng và gây ra tình trạng hôi miệng.

Ung thư phổi

Theo các chuyên gia, các bệnh lý như viêm nhiễm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính, áp xe phổi hay ung thư phổi đều dẫn đến tình trạng hôi miệng ở nhiều mức độ khác nhau.

unnamed file 2003

Hôi miệng điều trị như thế nào?

Để điều trị tình trạng hôi miệng hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nếu hôi miệng do các bệnh lý răng miệng, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống cũng như thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm thiểu tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng, người bệnh cần thực hiện đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn. Người bệnh nên sử dụng nước súc miệng để giúp hơi thở thơm mát hơn.

Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh lưỡi sạch sẽ, vì lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng hôi miệng hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline, website để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook