Kiến thức nha khoa

Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng

Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục các vấn đề về sai lệch khớp cắn và tạo dựng nụ cười thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả cũng như mong đợi do hiện tượng “chạy răng” làm sai lệch vị trí răng ban đầu sau khi tháo niềng. Răng chạy lại sau khi tháo niềng có thể dẫn đến xô lệch, nghiêng vẹo răng và làm răng yếu hơn. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách chăm sóc răng hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo kết quả niềng răng lâu dài. Bài viết dưới đây, Nha khoa Teennie sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này nhé!

Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng

Thông thường có hai nguyên nhân chính khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng như sau:

Sử dụng hàm duy trì không đúng cách

Sau khi niềng, các mô nha chu (xương ổ răng và nướu) cần thời gian để thích nghi với vị trí răng mới. Hàm duy trì giúp cố định răng, ngăn ngừa chúng di chuyển trở lại vị trí cũ. Nhờ hàm duy trì, nụ cười và khớp cắn được duy trì như mong muốn sau khi hoàn tất quá trình niềng răng. Ngoài ra, hàm duy trì giúp giữ răng thẳng hàng, bảo vệ sức khỏe răng miệng như giảm thiểu nguy cơ sâu răng, bệnh nha chu.

Hàm duy trì giúp cố định răng, ngăn ngừa răng không di chuyển về vị trí cũ
Hàm duy trì giúp cố định răng, ngăn ngừa răng không di chuyển về vị trí cũ

Thiếu tuân thủ sử dụng hàm duy trì là nguyên nhân hàng đầu làm răng chạy lại sau khi tháo niềng. Nhiều người chủ quan, lơ là việc đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của nha sĩ, tự ý bỏ qua giai đoạn này. Hoặc do sử dụng hàm duy trì sai cách khiến hàm bị lỏng lẻo, không hiệu quả.

Hàm duy trì cần được đeo đúng thời gian, đúng cách và vệ sinh thường xuyên. Một số người có cơ địa dễ di chuyển răng hơn sau khi niềng, do cấu trúc mô nha chu hoặc thói quen ăn uống, mút môi, nghiến răng,… cũng dẫn đến tình trạng này.

Tay nghề của bác sĩ kém

Khi các khớp cắn chưa được điều chỉnh đúng vị trí, các lực tác động lên răng trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt có thể khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng. Khớp cắn không chuẩn còn gây ra tình trạng mỏi khớp hàm, đau nhức, khó khăn khi ăn nhai,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Do vậy, cần điều chỉnh khớp cắn và lập kế hoạch điều trị khớp cắn trước khi niềng để đảm bảo hiệu quả. Đây là một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ nha khoa có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Dấu hiệu nhận biết răng chạy lại sau khi tháo niềng

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết răng chạy lại sau khi tháo niềng:

  • Răng bị thưa thớt: Khoảng cách giữa các răng rộng hơn so với trước đây.
  • Răng bị hô hoặc móm trở lại: Bạn niềng răng để điều chỉnh tình trạng hô hoặc móm, nhưng sau khi tháo niềng, răng lại bị mọc nhô ra trước hoặc thụt vào trong so với bình thường..
  • Răng bị nghiêng hoặc xoay: Răng không đều đặn, khấp khểnh trên cung hàm.
Sau một thời gian tháo niềng, răng trở lại vị trí ban đầu
Sau một thời gian tháo niềng, răng trở lại vị trí ban đầu
  • Cắn không khít: Khớp cắn bị sai lệch, dẫn đến tình trạng cắn hở hoặc cắn sâu.
  • Đau nhức răng: Răng có thể bị ê buốt, nhức nhối do lực tác động lên răng.
  • Chảy máu nướu: Nướu có thể bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc chải răng.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng hiệu quả

Chăm sóc răng miệng khoa học và hợp lý giúp hạn chế tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng, vậy nên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Sử dụng hàm duy trì đúng cách

Trong giai đoạn 3-6 tháng đầu sau khi tháo niềng, cần đeo liên tục 24/24 giờ, kể cả khi ngủ. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian đeo dựa trên tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân. Hàm duy trì được sử dụng cho đến khi cấu trúc xương hàm và răng của bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và không có dấu hiệu bị chuyển vị trở lại.

Sử dụng hàm duy trì đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa
Sử dụng hàm duy trì đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa

Giữ gìn vệ sinh hàm duy trì

Tháo hàm sau mỗi bữa ăn và vệ sinh kỹ lưỡng để tránh tình trạng viêm nhiễm răng miệng. Nên dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chải nhẹ nhàng tất cả các mặt của hàm. Không ngâm hàm trong nước nóng hoặc phơi nắng trực tiếp, có thể ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nên chọn bàn chải đánh răng có đầu tròn, nhỏ, lông mềm, thẳng để dễ dàng di chuyển vào bên trong khoang miệng, làm sạch răng hiệu quả mà không làm tổn thương nướu hay men răng. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-3 phút. Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng.

Để đạt hiệu quả tốt nhất nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý sau khi chải răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám còn sót lại.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa
Thường xuyên vệ sinh răng miệng loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa

Đồng thời, khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn ở kẽ răng, những nơi mà bàn chải đánh răng không thể tiếp cận. Không nên dùng tăm xỉa răng do dễ gây tổn thương nướu và không lấy sạch hết thức ăn thừa.

Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng

Tránh các thói quen xấu như: Đẩy lưỡi, mút tay, cắn vật cứng, cắn móng tay, nhai kẹo cao su,… vì những thói quen này có thể khiến răng bị yếu và xô lệch vị trí. Rửa tay thường xuyên giúp tránh vi khuẩn từ tay lây sang miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để duy trì hiệu quả niềng răng lâu dài, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng hợp lý sau khi tháo niềng. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa, phomai, trứng vào thực đơn giúp răng hàm chắc khỏe. 

Hạn chế đồ ăn quá cứng, dai hoặc thức ăn có nhiều đường, axit để tránh làm tổn thương răng nướu, bảo vệ men răng. Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Khám răng định kỳ

Nên đi khám nha sĩ định kỳ 3-6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng sau khi tháo niềng.

Nên đi khám răng định kỳ phòng ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề về răng
Nên đi khám răng định kỳ phòng ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề về răng

Như vậy, sau khi tháo niềng răng, răng cần thêm thời gian để ổn định hoàn toàn thông qua việc đeo hàm duy trì hiệu quả và chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu răng chạy lại sau khi tháo niềng nào, bệnh nhân nên đến nha khoa ngay để được xử lý kịp thời. 

Tại Nha khoa Teennie, sẽ có một bác sĩ đồng hành xuyên suốt từ lúc bạn niềng răng cho đến khi tháo niềng, giúp bạn có một hàm răng khỏe và đẹp. Với 100% bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y Dược có tiếng trên cả nước, được đào tạo chuyên sâu niềng răng, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuẩn y khoa, chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi vấn đề liên quan đến hiệu quả niềng răng của khách hàng.

Chat zalo
Chat Facebook