Kiến thức nha khoa

Gợi ý trả lời cho câu hỏi trám răng có niềng được không?

Phương pháp trám răng là phương pháp không chỉ mang lại sự hữu ích trong việc điều trị răng sâu hay răng bị mẻ mà còn mang đến sự thẩm mỹ dành cho răng hàm của bạn. Tuy nhiên, khi muốn niềng bạn lại băn khoăn trám răng có niềng được không? Có ảnh hưởng gì đến chất lượng niềng không? Vậy để trả lời cho những thắc mắc của bạn, bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn nhé.

Trám răng là gì?

Trám răng (còn được gọi với tên khác là hàn răng) là một phương pháp sử dụng kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao và đồng thời cải thiện chức năng nhai của răng bạn.

Hiện nay có nhiều vật liệu được nha sĩ tin dùng để phục hồi răng như: composite, amalgam, vàng, GIC,… nhưng composite sẽ được các nha sĩ ưu ái khi thực hiện trám răng.

unnamed file 1320

Khi nào thì nên trám răng?

Sau khi biết khái niệm của trám răng và muốn biết thêm việc trám răng có niềng được không thì trước hết chúng ta cần phải biết thêm khi nào thì bạn nên trám răng và hiểu niềng răng là gì.

Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp chỉnh nha dùng khí cụ để gắn vào răng từ đó từ từ kéo chỉnh răng về đúng với khung hàm. Bởi vậy, khi xác định niềng răng thì các nha sĩ phải đảm bảo rằng sức khỏe răng miệng và răng bạn phải thật sự tốt đủ để thực hiện niềng răng. Do đó, trước hết cần phải khắc phục các tình trạng không tốt của bạn.

Sau đây Teennie sẽ chỉ ra những trường hợp cần phải trám răng mà bạn nên biết.

1. Răng bị sâu

Răng bị sâu là hiện tượng răng xuất hiện những chấm đen hoặc lỗ hổng ở răng. Nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn tích tụ lại trong các thực phẩm lâu ngày bám lại trên răng mà không được vệ sinh chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Nếu không được điều trị, trám sớm sẽ làm cho lỗ hổng ngày càng to ra dẫn đến đau răng hoặc thậm chí là nhiễm trùng và gãy rụng, mất răng.

2. Răng bị bể, bị mẻ

Khi bạn ăn, nhai, cắn một vật cứng quá mạnh có thể làm cho răng của bạn bị mẻ, làm thay đổi hình dáng ban đầu của răng.

3. Mòn cổ chân răng nhẹ

Tình trạng này gây mất thẩm mỹ cho răng và còn dẫn đến dễ bị chảy máu chân răng, ê buốt khi đánh răng và ê ẩm khi ăn đồ ăn nóng hay lạnh.

4. Răng thưa, khe răng bị hở

Khi răng bị thưa, có khe răng bị hở gây mất thẩm mỹ, đồng thời làm cho thức ăn dễ bị nhét vào kẽ, đóng mảng bám vào răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Vì vậy, trám răng có thể đóng kín lại được kẽ răng của bạn.

5. Trám răng thay vào chỗ trám cũ

Bạn nên biết phương pháp trám răng không phải là phương pháp điều trị có tác dụng vĩnh viễn. Các lỗ trám sẽ bị hao mòn dần theo thời gian qua các hoạt động cắn nhai thức ăn của bạn. Chúng có thể bị tróc dần hoặc rơi ra hoàn toàn, vì vậy các nha sĩ khuyên bạn nên kiểm tra vết trám thường xuyên và hàn lại khi cần thiết.

Trám răng có niềng được không?

 Trên thực tế, trám răng hiện nay đã là một kỹ thuật quá phổ biến với mọi người. Vì vậy, càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề trám răng có niềng được không? Và câu trả lời cho câu hỏi này là có thể thực hiện được bạn nhé.

Theo như các nha sĩ hàng đầu tại thì lực kéo của các khí cụ dùng để niềng không ảnh hưởng đến vật liệu trám đang sử dụng trước đó trên răng của bạn.

unnamed file 1321

>>>Xem thêm: Nha Khoa Teennie giải đáp thắc mắc khi bị thiếu răng có niềng được không?

Lưu ý khi niềng răng thẩm mỹ cho răng trám

Để đảm bảo cho bạn để có một hàm răng thật đẹp sau khi tháo niềng mà không ảnh hưởng đến những chiếc răng trám thì việc đầu tiên bạn cần đặc biệt thận trọng là tìm hiểu một địa chỉ Nha khoa uy tín để thực hiện quá trình này.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

– Lựa chọn phương pháp niềng phù hợp với tình trạng răng niềng. Cụ thể, các nha sĩ sẽ ưu tiên tư vấn và thực hiện phương pháp niềng Invisalign. Phương pháp niềng này rất dễ tháo lắp, thuận tiện cho bạn vệ sinh và đồng thời hạn chế được sự va chạm với vị trí nơi trám răng của bạn.

– Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn những thức ăn mềm, tơi, xốp, tránh các thức ăn cứng và kích thích. Bạn nên nhớ nếu bạn có răng trám thì khi niềng răng bạn cần phải lưu ý thận trọng khi chọn món ăn cho bản thân mình.

unnamed file 1322

– Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, hợp lý để hạn chế sự xấu đi của răng miệng khi niềng, hạn chế sự xấu đi của răng trám. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sau khi ăn để đảm bảo răng khi niềng thật khỏe mạnh.

– Đi tái khám theo đúng lịch hẹn của nha sĩ để phát hiện và khắc phục các tình trạng của răng kịp thời và hiệu quả nhất.

Như vậy, thông qua bài viết này, Nha khoa Teennie đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề trám răng có niềng được không. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có cái nhìn đúng nhất và có quyết định đúng đắn trước khi thực hiện niềng răng cho răng trám của mình rồi.

TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://teennie.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong

Hotline: 0836 068 680

Chat zalo
Chat Facebook