Kiến thức nha khoa

TOP 13 loại khí cụ chỉnh nha tốt nhất bạn nên "kết thân"!

Teennie   |   Kiến thức nha khoa   28.05.2021

Khi niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ sử dụng một số loại khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để tác động điều chỉnh những răng lệch lạc, mọc lộn xộn về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy theo từng phương pháp thực hiện và tình trạng răng miệng từng người mà dùng loại khí cụ chỉnh nha khác nhau.

TOP 13 loại khí cụ chỉnh nha tốt nhất bạn nên

Những lợi ích tuyệt vời khi chỉnh nha

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha, sử dụng các loại khí cụ chuyên dụng gắn trực tiếp lên răng, để giúp xếp răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn tốt nhất, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

  • Niềng răng rất hiệu quả trong việc khắc phục các trường hợp răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa, lộn xộn, khấp khểnh và sai khớp cắn chéo, hở, ngược, sâu, đối đỉnh,… 
  • Mang lại hàm răng đều đẹp, hài hoà và nụ cười hoàn hảo. Đồng thời căn chỉnh khung xương hàm của răng trở nên cân đối, góp phần làm cho khuôn mặt thanh thoát hơn.
  • Sau khi niềng răng, hàm răng đều đặn sẽ ăn nhai tốt, từ đó hạn chế được các bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn nuôi cơ thể, góp phần nâng cao sức khoẻ.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng,... do việc vệ sinh dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng thức ăn bị mắc vào răng.
  • Khắc phục những nhược điểm về phát âm, giúp chuẩn hơn, âm phát ra tròn vành, rõ chữ hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng phát triển xương hàm quá mức và biến dạng khuôn mặt do răng mọc lệch lạc ở trẻ.
  • Một nụ cười rạng rỡ và hàm răng đều đẹp, không còn khuyết điểm sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Niềng răng giúp nắn chỉnh răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai

Top list các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất

Dưới đây là các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay, thường được bác sĩ sử dụng trong niềng răng:

1/ Đối với niềng răng mắc cài cố định

- Thun tách kẽ

Thun tách kẽ là những sợi thun hình tròn, hơi cứng, được làm từ cao su và dùng để tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau, giúp hỗ trợ việc gắn các khâu vào răng hàm trở nên dễ dàng hơn. 

Gắn thun tách kẽ là thủ thuật đầu tiên khi thực hiện niềng răng và hầu như tất cả mọi người đều phải trải qua. Thời gian đeo thun tách kẽ thường từ 5 - 7 ngày tùy theo tình trạng răng miệng từng người.

Thun tách kẽ răng

- Band (Khâu chỉnh nha)

Band hay còn gọi là khâu chỉnh nha, đây là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rất rộng rãi. Band được làm bằng kim loại, có hình dạng tròn hoặc hơi vuông, được thiết kế sao cho phù hợp với dáng răng hàm của người dùng và có móc để gắn thun cũng như ống nhỏ để luồn dây.

Sau khi tách kẽ, các bác sĩ đa phần sẽ gắn khâu tại vị trí răng hàm số 6 hoặc số 7 và đi theo chúng ta đến khi tháo niềng. Khâu có chức năng như một nơi neo giữ, điểm tựa tạo lực cho hệ thống mắc cài hoặc thun liên hàm, để kéo răng về đúng vị trí. Khi sử dụng khâu, quá trình niềng răng sẽ nhanh chóng có được kết quả tốt, nhờ lực kéo tạo ra mạnh mẽ và ổn định.

Band niềng răng hay còn được gọi là khâu chỉnh nha

- Dây cung

Đối với niềng răng mắc cài cố định, dây cung là một khí cụ chỉnh nha vô cùng quan trọng. Với việc kết nối giữa các mắc cài, dây cung có nhiệm vụ tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài, giúp hàm răng đều đẹp, hài hoà hơn.

Dây cung được gắn vào các khe của mắc cài, được cố định bằng dây chun (niềng răng mắc cài truyền thống) hoặc các chốt tự động (niềng răng mắc cài tự đóng). Chất liệu làm dây cung chủ yếu là thép không gỉ Niken – Titanium và có nhiều loại khác nhau về hình dạng, kích thước, tùy vào từng giai đoạn niềng răng mà bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Dây cung trong niềng răng

- Hệ thống mắc cài

Hệ thống mắc cài được các bác sĩ gắn trực tiếp lên răng để cố định và giữ hệ thống dây cung. Mắc cài thường được làm từ thép không gỉ, sứ và tùy hãng mà có loại mắc cài 3 cánh, 4 cánh thậm chí 6 cánh,...

Hiện nay, có 2 loại mắc cài đó là mắc cài thường và mắc cài tự đóng, trong đó:

  • Mắc cài thường: Khi thực hiện bác sĩ sẽ luồn dây cung vào các khe ở phần thân và cố định lại bằng cách buộc chỉ thép, hay chun nha khoa. 
  • Mắc cài tự đóng: Có khóa đóng mở tự động, không phải buộc nhiều khí cụ lỉnh kỉnh lên răng và tạo lực kéo ổn định, giúp mang lại hiệu quả cao hơn, không lo bung dây cung.

Khí cụ mắc cài kim loại tự đóng

Bên cạnh đó, dựa vào chất liệu chế tạo nên khí cụ chỉnh nha mắc cài cũng được chia tiếp thành 2 loại:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài được chế tạo từ thép không gỉ, cũng có thể làm bằng vàng, bạc và thường thu hút nhiều người lựa chọn vì giá thành rẻ, hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, thích hợp cho những ca khó.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Làm từ hợp kim gốm và một số chất liệu vô cơ khác, có màu sắc tương tự với răng thật, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao, khó nhận biết, phù hợp với những người làm việc cần giao tiếp nhiều. Hơn nữa, khí cụ chỉnh nha này rất an toàn, hạn chế tối đa tác động tới môi má và không gây kích ứng. 

Khí cụ mắc cài sứ

- Thun liên hàm

Thun liên hàm là các sợi thun chuyên dụng, được đặt vào một đầu của mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới. Loại khí cụ chỉnh nha này có tác dụng tạo ra lực kéo các răng về vị trí chuẩn như mong muốn, giúp hai hàm trên dưới có sự tương quan chuẩn, đúng khớp cắn. 

Các bác sĩ sử dụng thun liên hàm trong trường hợp cần kéo răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên và điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm. Thun liên hàm là khí cụ chỉnh cần phải được thay đổi mỗi ngày, nên các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho chúng ta cách sử dụng.

Đa số trường hợp phải đeo thun liên hàm đều đeo ngay khi bắt đầu niềng răng và thời gian đeo sẽ từ 20 giờ/ngày. Đeo thun ngay cả khi ngủ và chỉ bỏ ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Thun liên hàm giúp kéo răng khểnh, răng mọc lệch và hỗ trợ điều chỉnh khớp cắn giữa 2 hàm

- Hook

Hook là một loại bộ phận nhỏ trên đầu của mắc cài (bracket), được thiết kế nhằm mục đích gắn dây chun liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Hook thường được các bác sĩ chỉnh nha thực hiện gắn ở răng nanh hoặc các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài (bracket) của răng cối lớn.

Hook là một loại bộ phận nhỏ trên đầu của mắc cài

- Minivis

Minivis hay mini vít được làm bằng vật liệu Titanium và cấu tạo theo hình xoắn ốc. Bác sĩ sẽ đặt minivis vào xương hàm, để tạo điểm neo chặn cố định, giúp di chuyển khối răng trước lùi ra sau khiến khớp cắn của răng chuẩn hơn và mang lại hàm răng đều đẹp, hài hoà. 

Đặc biệt, sử dụng minivis sẽ rút ngắn thời gian điều trị nhờ tạo ra lực kéo mạnh mẽ và ổn định. Theo như thống kê, khí cụ chỉnh nha này sẽ hỗ trợ giảm tới 30% tổng thời gian so với việc không gắn vít.

Vị trí để cắm vít thường ở răng số 5, 6 và số lượng minivis được dùng là 4 cái phân đều cho hàm trên và hàm dưới. Bác sĩ chỉ định cắm minivis trong trường hợp răng bị hô, các răng vẩu, răng mọc chìa ra ngoài.

Minivis được sử dụng với mục đích tạo điểm neo chặn cố định

- Lò xo

Loại lò xo chuyên dụng trong niềng răng có chức năng đẩy, kéo, mở hoặc đóng khoảng cách giữa các răng. Được bác sĩ thực hiện gắn vào răng hàm kết nối với dây cung phía sau răng nanh. 

Sở dĩ, cần dùng đến lò xo trong quá trình chỉnh nha là vì khí cụ này được kết hợp với dây cung niềng răng để tạo ra những lực kéo hay đẩy nhẹ liên tục, giúp mang lại hiệu quả cao hơn, nhanh chóng đưa răng về đúng vị trí theo mong muốn.

Loại lò xo niềng răng sẽ gồm 3 loại lò xo khác nhau: Lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo duy trì. Vào từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Lò xo chuyên dụng trong niềng răng

- Thun chuỗi

Thun chuỗi là một dải cao su nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau tạo thành một dải chạy từ răng này sang răng khác. Khi gắn lên hệ thống mắc cài, thun chuỗi tạo lực kéo dần dần để dần đóng lại khe hở trên hàm răng. Mục đích chính của thun chuỗi là đóng các khoảng trống để giữ khoảng trống không bị rộng thêm.

Thun chuỗi tạo lực kéo để dần đóng lại khe hở trên hàm răng

- Khí cụ nong hàm

Khí cụ nong hàm được bác sĩ chỉ định thực hiện với mục đích giúp nới rộng diện tích vòm miệng và tăng khoảng cách giữa các răng. Hiện nay, có 2 loại khí cụ nong hàm chính là tháo lắp và cố định.

Nong hàm thường áp dụng nếu cung hàm nhỏ hoặc quá hẹp, một trong hai hàm mất cân đối, bị lệch hoặc méo hẳn sang một bên và trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi. 

Khi nong hàm, các răng hàm trên sẽ có sự giãn cách và đồng thời tách dần hai xương khẩu cái, làm hàm trên nới rộng ra, giúp răng có khoảng trống cần thiết để di chuyển, để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng và góp phần hạn chế việc phải nhổ răng khi niềng răng.

Khí cụ nong hàm có tác dụng nới rộng diện tích vòm miệng và tăng khoảng cách giữa các răng

- Hàm duy trì

Đối với người niềng răng, hàm duy trì là khí cụ chỉnh nha không thể thiếu và đặc biệt quan trọng. Tất cả chúng ta sau khi tháo niềng đều được chỉ định đeo hàm duy trì, trong thời gian từ 1 - 2 năm và riêng với trẻ em bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì đến độ tuổi trưởng thành.

Hàm duy trì có tác dụng giữ cho răng chắc chắn, ổn định và duy trì kết quả lâu dài. Bởi vì sau khi tháo niềng, mặc dù lúc này răng hàm đã đều đẹp hài hòa nhưng vẫn còn yếu, chưa ổn định. Nếu không có hàm duy trì, khi chúng ta ăn uống, vệ sinh răng miệng răng sẽ nhanh chóng bị xô lệch, chạy về vị trí cũ. Nhiều trường hợp răng hàm còn xấu hơn trước, bị lung lay, ê buốt,...

Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì là cố định và tháo lắp. Tùy theo từng tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu của khách hàng, mà các bác sĩ sẽ sử dụng loại hàm duy trì thích hợp.

Hàm duy trì được sử dụng sau khi tháo niềng răng

2/  Đối với niềng răng tháo lắp

- Khay niềng trong suốt

Có 3 loại đang được ưa chuộng nhất đó là khay niềng Invisalign, eCligner và Clear Aligner. Trong đó, Invisalign có xuất xứ từ Mỹ, eCligner của Hàn Quốc và Clear Aligner của Việt Nam. 

Khi niềng răng tháo lắp, khách hàng sẽ đeo một chuỗi các khay niềng trong suốt, khoảng từ 20 – 40 khay, được thiết kế cho từng cá nhân dựa theo hàm răng của từng người và dùng lần lượt ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình chỉnh nha. Những khay niềng ôm sát khít bề mặt răng, tạo lực kéo ổn định giúp di chuyển các răng về vị trí mong muốn.

Niềng răng tháo lắp thường thích hợp với những người răng lệch lạc nhẹ và đặc biệt yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Do khay niềng được làm bằng nhựa trong suốt, khó nhận biết. Khách hàng khi sử dụng rất tiện lợi, có thể lắp ra tháo vào khi ăn uống, vệ sinh. Đồng thời, cũng rất an toàn, không gây kích ứng và không gây tổn thương mô, má. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ chậm hơn so với niềng răng mắc cài cố định.

Khay niềng trong suốt

- Attachment

Attachment là những nút chặn bằng chất liệu nha khoa, có hình dáng như: Tròn, vuông, tam giác,… và màu sắc giống với màu của răng. Khí cụ chỉnh nha này có tác dụng tương tự như những mắc cài trong chỉnh nha truyền thống và được bác sĩ gắn lên răng thật, để giúp tạo điểm bám tạo lực cho khay niềng trong suốt hoạt động.

Attachment là những nút chặn giúp tạo điểm bám tạo lực cho khay niềng trong suốt hoạt động

Hy vọng, qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những khí cụ chỉnh nha. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về tình trạng răng miệng của mình, hãy liên hệ ngay với nha khoa Teennie.

Nha khoa Teennie là đơn vị chuyên thực hiện các dịch vụ niềng răng, chỉnh nha với chất lượng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại và ứng dụng công nghệ niềng răng tiên tiến nhất, để mang lại kết quả tốt nhất, đảm bảo an toàn cho quý khách hàng.

Bên cạnh đó, khi niềng răng tại nha khoa Teennie quý khách hàng hoàn toàn yên tâm, có cam kết hiệu quả và chính sách bảo hành rõ ràng, chi phí hợp lý, không phát sinh chi phí trong suốt quá trình điều trị. Đối với khách hàng là học sinh, sinh viên sẽ được giảm trực tiếp 1.000.000 trên tổng hóa đơn dịch vụ và áp dụng chính sách trả góp 0% giúp khách hàng giảm áp lực tài chính.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic - Nha Khoa Học Đường