Kiến thức nha khoa

Nong hàm khi niềng răng và những điều bạn cần biết!

Teennie   |   Kiến thức nha khoa   23.04.2021

Rất nhiều người khi niềng răng được bác sĩ chỉ định sẽ phải đeo các dụng cụ nong hàm. Vậy nong hàm để làm gì? Nong hàm là như thế nào? Nong hàm có thay đổi khuôn mặt? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp này và có sự chuẩn bị tốt nhất bạn nhé!

Nong hàm khi niềng răng có thực sự cần thiết?

Nong hàm là gì? Tại sao phải nong hàm khi niềng răng?

1/ Nong hàm là gì?

Nong hàm là một kỹ thuật được áp dụng trong niềng răng. Khi đeo khí cụ nong hàm, các răng hàm trên sẽ có sự giãn cách và đồng thời tách dần hai xương khẩu cái. Sau một thời gian khoảng trống giữa hai xương được lấp đầy bằng các mô sụn và trong quá trình xương mới hình thành sẽ làm hàm trên nới rộng ra. 

Hiện nay, có 2 loại khí cụ nong hàm chính là tháo lắp và cố định. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng:

- Nong hàm tháo lắp: Được yêu thích vì có thể dễ dàng tháo lắp để thực hiện vệ sinh, ăn uống, sẽ rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả chậm do không ổn định, do chúng ta thường xuyên tháo ra và lắp vào.

- Nong hàm cố định: Đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhờ lực tác động lên nướu ổn định kéo dài. Nhưng nhược điểm của khí cụ nong rộng hàm trên cố định là gây cộm cấn, khó vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống trong thời gian đầu.

2/ Tại sao phải nong hàm khi niềng răng?

Nong hàm hay cụ thể là nong rộng hàm trên được bác sĩ chỉ định thực hiện với mục đích giúp nới rộng diện tích vòm miệng và tăng khoảng cách giữa các răng, nong hàm sẽ phục vụ cho việc di chuyển dễ dàng hơn, hỗ trợ quá trình điều trị có được hiệu quả tối ưu.

Đồng thời, nong hàm còn góp phần hạn chế việc phải nhổ răng khi niềng răng, bảo tồn răng thật tối đa. Bên cạnh đó, cũng có tác dụng điều chỉnh khớp cắn sao cho phù hợp với cấu trúc của khuôn mặt, tạo sự tương quan chuẩn giữa hai hàm.

Nong hàm khi niềng răng được bác sĩ chỉ định thực hiện với mục đích giúp nới rộng diện tích vòm miệng và tăng khoảng cách giữa các răng

Trường hợp nào cần nong hàm?

1/ Hàm quá hẹp

Cung hàm nhỏ hoặc quá hẹp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng răng mọc sai lệch, lộn xộn, khấp khểnh, hô,… do răng không đủ chỗ để mọc đúng vị trí. Nong hàm sẽ giúp vòm miệng rộng rãi hơn, tạo đủ khoảng trống để kéo răng, để tăng hiệu quả chỉnh nha.

Để xác định cung hàm có hẹp hay không, bác sĩ sẽ thông qua kết quả chụp phim và quá trình thăm khám tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của cả khuôn mặt. Tùy theo mức độ hẹp của cung hàm, tỷ lệ cân đối giữa răng, xương hàm và khuôn mặt, mà bác sĩ quyết định chỉ nong hàm, hoặc kết hợp vừa nong hàm vừa nhổ răng. 

2/ Hàm bị lệch, chéo

Nong hàm còn được thực hiện khi một trong hai hàm mất cân đối, bị lệch hoặc méo hẳn sang một bên. Tình trạng này vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, vừa gây khó khăn khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Với trường hợp hàm bị lệch, chéo bác sĩ thường dùng lực nong rộng một bên hàm, để có sự tương quan chuẩn với bên còn lại, đảm bảo khuôn mặt của khách hàng được cân đối và khớp cắn hài hòa hơn.

3/ Trẻ em

Nong hàm áp dụng phổ biến nhất đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi. Bởi vì, đây là khoảng thời gian khớp khẩu cái vừa đóng, các nha sĩ có thể tận dụng sự hình thành và phát triển tự nhiên của vòm miệng để tách các răng ở bất kỳ vị trí nào trong khung hàm từ sát khít trở nên có khoảng cách.

Với các trường hợp hàm quá hẹp, lệch, chéo,... bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm

Nong hàm có thay đổi khuôn mặt?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người! Khi nong hàm, diện tích vòm miệng và xương hàm sẽ tăng lên, chắc chắn khuôn mặt của chúng ta sẽ có sự thay đổi nhất định, nhưng theo chiều hướng tích cực. Tùy thuộc vào cấu trúc khuôn mặt, cấu trúc khung xương của từng người mà mức độ thay đổi khác nhau. 

Quá trình nong hàm không chỉ phục vụ cho việc di chuyển dễ dàng, thuận lợi, rút ngắn thời gian niềng răng. Đồng thời, còn có tác dụng giúp khách hàng khuôn mặt cân đối, xinh đẹp, nụ cười duyên dáng trong tương lai và tăng cường hô hấp, cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm.

Chính vì vậy mà bạn có thể yên tâm để thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Hoàn toàn không phải lo lắng mình sẽ xấu đi, khuôn mặt bị biến dạng hoặc sai lệch sau khi nong hàm. 

Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không?

Nong hàm niềng răng mất bao lâu? Giá bao nhiêu?

1/ Nong hàm niềng răng mất bao lâu?

Thời gian nới rộng vòm hàm đối với trẻ em khoảng từ 2 – 3 tháng, do lúc này xương hàm đang phát triển mạnh mẽ, nên hiệu quả đạt được nhanh hơn. Những người từ 18 tuổi trở lên, dao động từ 6 – 12 tháng, bởi xương hàm đã cứng và ổn định, cần nhiều thời gian để điều chỉnh.

Trong đó, giới hạn nới rộng khi đeo khí cụ nong hàm trên ở vùng răng cối nhỏ có thể lên đến 9mm và vùng răng cối là 6mm theo chiều ngang.

2/ Nong hàm niềng răng giá bao nhiêu?

Chi phí nong hàm tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng răng miệng (sai lệch nhẹ, không đòi hỏi kỹ thuật cao ít tốn kém hơn so với trường hợp sai lệch nặng, phức tạp) và loại khí cụ nong hàm lựa chọn (khí cụ nong hàm cố định sẽ rẻ hơn tháo lắp).

Chính vì vậy, bạn nên đến nha khoa niềng răng uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất về chi phí nong hàm. Tại nha khoa Teennie, chúng tôi cam kết thực hiện đúng giá niêm yết, khách hàng được thông báo chi phí trước khi điều trị và đảm bảo không phát sinh chi phí.
 

Nong hàm niềng răng mất lâu? Giá bao nhiêu?

Những điều cần lưu ý khi nong hàm

  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ của bác sĩ. Trong những buổi này, bác sĩ sẽ kiểm tra độ hiệu quả, vặn vít tăng áp lực khí cụ nong hàm và phát hiện những bất thường để có thể xử lý kịp thời.
  • Nếu sử dụng khí cụ nong hàm tháo lắp, cần vệ sinh sạch sẽ và giữ cẩn thận, tránh làm rơi gây hư hỏng.
  • Một số người có thể thấy hai răng cửa trên xuất hiện khoảng trống. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi đây là tác động khi nong hàm và quá trình niềng răng sẽ khắc phục được. 
  • Thời gian đầu mới nong hàm, bạn sẽ thấy hơi khó chịu, cộm cấn, khó ăn uống, nói chuyện và giao tiếp. Nhưng sau một thời gian ngắn mọi thứ dần ổn định và quen dần. 
  • Nên ăn các thức ăn không cần đến lực nhai nhiều, loãng và mềm. Tránh ăn đồ ăn quá dai, quá cứng và ăn từng miếng nhỏ, từ từ, nhẹ nhàng. 
  • Khi nong hàm, tuyến nước bọt sẽ bị kích thích, tiết nước bọt nhiều hơn bình thường. Do đó, hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch bên cạnh để lau miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày 2 - 3 lần bằng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, nước súc miệng, đảm bảo răng miệng sạch sẽ, loại bỏ hết mảng bám tích tụ.
  • Đối với hàm tháo lắp, hãy đeo theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp quên hoặc vì đau quá mà ít đeo, khiến kết quả bị ảnh hưởng.

Nong hàm khi niềng răng cần lưu ý những gì?

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được nong hàm để làm gì? Nong hàm là như thế nào? Nong hàm có thay đổi khuôn mặt? Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn tình trạng răng miệng, hãy liên hệ ngay với Teennie - Nha khoa chuyên chỉnh nha - niềng răng hàng đầu tại TP.HCM.

TEENNIE - HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://teennie.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong

Hotline: 0836 068 680