Kiến thức nha khoa

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng có thực sự cần thiết?

Sử dụng hàm duy trì sau khi niềng răng được bác sĩ chỉ định trong tất cả các trường hợp. Loại khí cụ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì kết quả điều trị tốt nhất và lâu dài theo thời gian, đảm bảo hàm răng luôn đều đẹp, chuẩn khớp cắn, ăn nhai dễ dàng. 

unnamed file 908

Hàm duy trì là gì? Vai trò của hàm duy trì sau khi niềng răng

Hàm duy trì là khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng sau khi đã tháo mắc cài hoặc khay niềng. Tất cả các trường hợp niềng răng, bác sĩ đều chỉ định đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Công dụng chính của hàm duy trì là ổn định hàm răng ở nguyên vị trị mới, đảm bảo hiệu quả sau quá trình chỉnh nha được lâu dài. Đồng thời, đảm bảo xương, răng và nướu thích nghi với sự thay đổi của hàm răng, không bị xô lệch hay sai lệch về thế cũng như chiều răng.

Bởi vì, trong suốt thời gian dài gắn mắc cài hoặc khay niềng, răng và xương hàm chịu lực xiết lớn tác động, nên nhạy cảm, yếu hơn bình thường. Đồng thời, răng vẫn còn chưa ổn định ở vị trí mới trong xương ổ răng. Nếu không có biện pháp bảo vệ khi ăn uống, vệ sinh hàng ngày, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều sẽ dễ dàng bị xô lệch, về lại vị trí ban đầu.

unnamed file 909

Các loại hàm duy trì phổ biến hiện nay

Hiện nay, hàm duy trì sau khi niềng răng có rất nhiều loại, với 2 nhóm chính là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Tùy theo tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện tài chính, mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp nhất. 

1/ Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì sau khi niềng răng loại cố định được làm bằng dây thép, với nhiều kích cỡ và có dạng thẳng hoặc xoắn. Khi sử dụng, bác sĩ sẽ gắn cố định vị trí ở mặt sau của các răng trước bằng chất liệu Composite.

Ưu điểm:

  • Hàm duy trì sau khi niềng răng loại cố định mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian.

Nhược điểm:

  • Không thể tự ý tháo ra, mà phải cần sự hỗ trợ của các bác sĩ

  • Vì được gắn bằng Composite nên đôi khi có thể bị bung ra

  • Đòi hỏi vệ sinh răng miệng cẩn thận và nhẹ nhàng

unnamed file 910

2/ Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại được làm bằng dây cung kim loại, có thiết kế ôm sát các răng cửa giữa và 2 răng nanh. Khí cụ này thường gắn vòm miệng hoặc dưới lưỡi của người dùng.

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng

  • Rất hữu ích cho những trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

  • Giữ răng đúng vị trí rất tốt do sự chắc chắn của kết cấu hàm với dây kim loại

Nhược điểm:

  • Hàm duy trì sau khi niềng răng loại tháo lắp kim loại tính thẩm mỹ không tốt, dễ nhận thấy.

unnamed file 911

3/ Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt

Loại hàm duy trì này được làm từ nhựa cao cấp trong suốt, ôm sát khít bề mặt răng, thiết kế dựa trên mẫu dấu hàm riêng của mỗi khách hàng. Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt có cấu tạo rất giống với khay niềng invisalign nhưng không tạo lực kéo mà chỉ ổn định răng ở vị trí mới sau khi niềng.

Ưu điểm:

  • Hàm duy trì sau khi niềng răng loại tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt được yêu thích vì dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

  • Tính thẩm mỹ cao, khó nhận biết, thích hợp với người phải giao tiếp nhiều.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả giảm nếu không đeo đúng thời gian bác sĩ chỉ định.

  • Phải bảo quản cẩn thận để khí cụ luôn sạch sẽ, không bị hư hỏng

unnamed file 912

Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng

Thời gian đeo hàm duy trì sau khi niềng răng của mỗi người không giống nhau. Dựa vào tình trạng răng miệng của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Thông thường, chúng ta phải đeo hàm duy trì cho đến khi hệ xương hàm hoàn thiện, răng, nướu ổn định tại vị trí mới và đảm bảo không bị xô lệch về sau, hoặc bị tác động bởi việc ăn nhai, vệ sinh hàng ngày. 

  • Đối với trẻ em: Một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì sau khi niềng răng đến độ tuổi trưởng thành (khoảng 20 tuổi).

  • Đối với người trưởng thành: Nếu răng hàm yếu, hồi phục chậm, thì thời gian đeo hàm duy trì lâu hơn, từ 6 – 12 tháng. Ngược lại, với người răng hàm khoẻ và nhanh ổn định, chỉ cần từ 1 – 3 tháng. 

Trong thời gian đầu, các bác sĩ thường khuyến cáo chúng ta nên đeo hàm duy trì 24/24. Sau đó, có thể giảm xuống khoảng 20 giờ/ngày và càng về sau càng giảm dần, giúp răng thích nghi từ từ với khả năng ăn nhai. Khi đã xác định răng đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ sẽ thông báo kết thúc đeo hàm duy trì.

unnamed file 913

Chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng và vệ sinh hàm duy trì

Sau khi tháo niềng và trong quá trình đeo hàm duy trì, lúc này răng hàm vẫn còn yếu. Vì vậy, bạn hãy đặc biệt chú ý đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng, giúp răng nhanh chóng ổn định, hồi phục và tránh những tổn thương không đáng có, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả.

  • Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo loại bỏ hết mảng bám xung quanh răng và hàm duy trì.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, kết hợp kem đánh răng chứa nhiều Flour, máy tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng, giúp răng miệng sạch sẽ.

  • Không được tháo hàm duy trì sau khi niềng răng quá thời gian cho phép (hàm duy trì tháo lắp) và không tự ý tháo hàm duy trì cố định khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

  • Đối với hàm duy trì tháo lắp, cần vệ sinh kỹ lưỡng bằng kem đánh răng và cất trong hộp để đảm bảo độ bền, tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại.

  • Không ăn đồ ăn quá cứng, dai, dẻo hoặc quá nóng, quá lạnh và nên dùng thực phẩm mềm, được nấu kỹ.

  • Tuyệt đối không dùng răng bật nắp chai và từ bỏ những thói quen xấu như: Mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, cắn móng tay, cắn bút…

  • Trong thời gian đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, nên tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ. Trong mỗi buổi tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi kết quả, sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.

unnamed file 914

Để được các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha – niềng răng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Teennie!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook