Kiến thức nha khoa

Răng đau nhức báo hiệu bệnh lý gì?

Răng đau nhức là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng, vậy tình trạng này được biểu hiện thế nào và cách điều trị ra sao?

unnamed file 2459

Răng đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, mẻ răng và răng nhạy cảm với nhiệt độ. Người bệnh cần theo dõi những cơn đau nhức này để xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến khiến răng đau nhức.

Răng đau nhức do nhiệt độ

Tình trạng ê buốt và đau nhức chân răng thường xuất hiện sau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cảm thấy đau nhức răng khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh do mất lớp men răng chống lại các kích thích từ bên ngoài. Những yếu tố này tác động đến ngà răng và dây thần kinh nên sinh ra cảm giác đau nhức. Những nguyên nhân dẫn đến mất ngà răng như:

  • Mòn men răng: do đánh răng sai cách, ăn thực phẩm giàu axit và các bệnh lý ảnh hưởng đến môi trường nước bọt trong khoang miệng.
  • Mẻ răng: do chấn thương, tai nạn, răng mọc không đúng vị trí và nhai thực phẩm cứng.
  • Bệnh nha chu làm tụt nướu, lộ lớp cement ở dưới chân răng.

Để giảm bớt tình trạng răng đau nhức khi tiếp xúc với nhiệt độ, người bệnh có thể sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm và tránh ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc axit cao. Ngoài ra, người bệnh nên chải răng theo chuyển động tròn và thay bàn chải 3-6 tháng để bảo vệ nướu răng và tránh kích ứng.

unnamed file 2460

Răng đau nhức kéo dài

Người bệnh thường có cảm giác răng đau nhức âm ỉ, kéo dài có thể do một số nguyên nhân như:

  • Vật mắc vào kẽ răng: điều này có thể gây ra cảm giác đau nhức, sưng nướu và hôi miệng. Người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối để giảm bớt tình trạng răng đau nhức kéo dài.
  • Thói quen nghiến răng: nghiến răng vào ban đêm sẽ làm hai hàm bị ghì và siết tạo áp lực. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu sau khi thức dậy. Người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý để mang lại cảm giác thư giãn hay sử dụng miếng bảo vệ răng.
  • Áp xe răng: răng đau nhức kéo dài có thể do tình trạng áp xe răng. Người bệnh có thể súc miệng bằng nước ấm hoặc thuốc giảm đau như Tylenol, Advil, Motrin IB. Tuy nhiên, áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

unnamed file 2461

Răng đau nhức từng cơn

Răng đau nhức từng cơn đi kèm với tình trạng sưng nướu, điều này có thể do viêm nhiễm cấp tính ở tủy và nướu răng. Trường hợp viêm tủy có thể uống thuốc nhưng sẽ xuất hiện đau nhức trở lại và chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm mãn tính thành áp xe răng.

Đau nhức răng trong trường hợp này chỉ giảm khi uống thuốc và thường sẽ đau trở lại khi thuốc hết tác dụng. Do đó, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị nhanh chóng để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng đau nhức hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook