Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến khi sử dụng một số loại mắc cài để điều chỉnh khung hàm. Tuy nhiên đôi khi phương pháp này sẽ tồn tại nguy cơ mắt cài bị rơt, tuột. Vậy nếu như lỡ nuốt mắt cài có sao không? Cần xử lý như thế nào cho an toàn? Hãy cùng nha khoa Teennie giải đáp nỗi băn khoăn đó trong bài viết dưới đây.
1. Lỡ nuốt mắc cài vào bụng có sao không?
Nếu mắc cài kim loại bị rơi mà bạn không thực hiện chỉnh mắc cài sớm sẽ làm chậm quá trình niềng răng và làm răng bị sai lệch. Sau đây là 4 nguy cơ, hậu quả có thể gặp phải nếu bạn bị rớt hoặc không may nuốt phải mắc cài:
1.1. Giảm chậm quá trình niềng răng
Rớt mắc cài niềng răng làm răng không có điểm cố định lực nên gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và khả năng dịch chuyển của răng. Do đó, quá trình niềng răng sẽ bị trì hoãn lại gây mất thời gian, chi phí.
1.2. Gây viêm nhiễm khoang miệng
Với thiết kế hình vuông 4 góc nhọn nên nếu làm rơi mắc cài, các góc nhọn này có thể va vào các mô bên trong khoang miệng gây ra vết thương hở. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các vi khuẩn có hại dễ xâm lấn gây viêm nhiễm khoang miệng và nặng hơn là bệnh viêm nha chu.
1.3. Gây tổn thương cho dạ dày
Khí cụ mắc cài là nơi chịu lực và độ bền rất cao nên được làm từ các vật liệu có độ cứng và khá thô. Nếu không may bị rơi mắc cài niềng răng và nuốt phải chúng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn. Khi rơi xuống khoang dạ dày, thành dạ dày thực hiện chức năng co bóp nhưng không thể tiêu hóa được mắc cài, dẫn đến các vết thương hở trên bề mặt dạ dày.
Nuốt phải mắc cài vô cùng nguy hiểm và nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ làm tăng mức độ tổn thương, khiến bạn đối diện với tình trạng xuất huyết dạ dày gây nguy hại cho cơ thể.
2. Vậy cần làm gì khi mắc cài bị rơi, rớt hoặc lỡ nuốt mắc cài?
Nếu rơi mắc cài bạn đừng nên quá lo lắng hay hoảng loạn, nếu bạn thấy được mắc cài hãy làm sạch và cất đi để mang theo đến buổi hẹn gặp nha khoa tiếp theo để gắn lại.
Mắc cài có thể gây ra tổn thương nướu hoặc mô mềm khác thì bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha, nó sẽ tạm thời bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng cho đến khi bạn đến nha khoa. Sáp chỉnh là một loại sáp vô hại với tác dụng bảo vệ má và nướu khỏi các mảnh kim loại nếu lỡ may bị rớt mắc cài niềng răng.
Tuyệt đối không được tự dùng tay kéo chỉnh dây cung, với trình độ không chuyên của chúng ta sẽ khiến khí cụ bị lệch gây khó khăn cho nha sĩ khi chỉnh lại.
Không được tự ý dùng bất cứ 1 loại chất liệu nào để đính mắc cài tạm thời. Nếu chưa có sự chỉ dẫn, cho phép của bác sĩ, bạn không nên thực hiện các điều trên để tránh tác động tiêu cự đến cung hàm và tránh gây thêm rắc rối cho nha sĩ.
Đối với trường hợp không may nuốt mắc cài và cảm thấy hơi khó thở hay bất kỳ cơn đau nào khác trong dạ dày của mình, bạn cần phải lập tức đến phòng cấp cứu. Vì những dấu hiệu này có thể là mắc cài bị kẹt trong phổi hoặc đường tiêu hóa nên cần được xử lý loại bỏ ngay mắc cài ra khỏi cơ thể.
Xem thêm: Tại sao bị tuột mắc cài khi niềng răng – Cần xử lý như thế nào?
3. Một số nguyên nhân gây bung, rớt mắc cài
Trên thực tế, mắc cài niềng răng không dễ dàng rơi ra ngoài một cách thường xuyên. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày hoặc vì một số lý do khác, bạn có thể gặp phải tình trạng mắc cài bị rơi khỏi vị trí ban đầu. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến mắc cài của bạn không thể “giữ vững” trên răng!
3.1. Ăn thực phẩm quá dai hoặc cứng
Khi đã quen với hệ thống mắc cài và dây cung trong miệng, thói quen ăn uống như trước có thể khiến bạn gặp phải vấn đề khi ăn thức ăn quá dai hoặc cứng, làm cho mắc cài dễ bị bật ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mắc cài bị rơi ra ngoài.
3.2. Chải răng quá mạnh
Mắc cài được gắn trên răng bằng keo chuyên dụng, tuy nhiên nếu bạn chải răng quá mạnh, lực tác động có thể khiến mắc cài bị lỏng ra. Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, mắc cài có thể bị rớt ra khỏi khung niềng.
3.3. Gắn mắc cài không chắc chắn
Quá trình niềng răng đòi hỏi sự chuyên môn cao và kinh nghiệm của bác sĩ. Nếu bạn đến những cơ sở có bác sĩ tay nghề kém, việc gắn mắc cài có thể không đủ chắc chắn, khiến mắc cài dễ dàng bị rơi ra chỉ với tác động nhỏ.
3.4. Sử dụng khí cụ niềng răng chất lượng kém
Các cơ sở có mức giá niềng răng thấp thường sử dụng vật liệu khí cụ kém chất lượng, dẫn đến khả năng bám dính của mắc cài không cao. Hệ quả là mắc cài dễ bị rơi và thời gian niềng răng cũng kéo dài hơn so với các cơ sở uy tín. Để tránh tình trạng này, bạn nên lựa chọn những địa chỉ niềng răng đáng tin cậy và có các chính sách trả góp hợp lý.
4. Lựa chọn nơi chỉnh nha uy tín và chất lượng
Để tránh trường hợp nuốt mắc cài thì bạn hãy nên chọn các cơ sở nha khoa niềng răng uy tín như Teennie để thực hiện nhằm hạn chế và tránh tình huống không may này xảy ra vì nguyên nhân trực tiếp từ cơ sở nha khoa kém chất lượng như do các bác sĩ thực hiện chưa đạt chuẩn yêu cầu hay có thể là do chất liệu kém nên mắc cài dễ bung tuột.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 13 loại khí cụ chỉnh nha tốt nhất bạn nên “kết thân”!
- Niềng răng mắc cài có nắp đậy là gì? Cùng tìm hiểu rõ
- Phải làm gì khi bị tuột hoặc đứt dây cung niềng răng?
Và đó là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi “Nuốt mắc cài vào bụng có sao không”? Đến với Teennie thì bạn hãy yên tâm vì đội ngũ bác sĩ ở đây có tay nghề lâu năm với trình độ chuyên môn cao và hơn nữa chất lượng các dụng cụ niềng răng đều đạt tiêu chuẩn, chất lượng mang lại cho khách hàng sự hài lòng, an toàn tuyệt đối khi đến đây niềng răng thẩm mỹ mà không phải lo lắng đến trường hợp nuốt mắc cài và nếu có đi chăng nữa chúng tôi sẽ xử lý cho khách hàng nhanh chóng, đúng cách để không làm chậm tiến trình niềng răng.
Hãy liên hệ ngày nha khoa Teennie tại hotline và fanpage bên dưới để nhận được bảng giá niềng răng chi tiết cùng nhiều ưu đãi cực hấp dẫn ngay hôm nay!
TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680