Nong hàm là kỹ thuật thường được áp dụng trong quy trình niềng răng, do bác sĩ chỉ định tuỳ vào trường hợp của bệnh nhân. Nhưng bạn có biết nong hàm niềng răng trong bao lâu thì thấy rõ hiệu quả mà kỹ thuật này mang lại? Hãy cùng Teennie khám phá tổng quan về nong hàm, tầm quan trọng và thời gian nong hàm chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Nong hàm niềng răng là gì? Tầm quan trọng của nong hàm niềng răng
Trước khi tìm hiểu nong hàm niềng răng trong bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất, Teennie xin giới thiệu sơ qua về kỹ thuật nong hàm cũng như vai trò quan trọng của kỹ thuật này trong niềng răng.
Nong hàm niềng răng trong trường hợp người bệnh được bác sĩ áp dụng nhằm cải thiện vòm hàm hẹp, méo vòm hàm hoặc nới rộng cung hàm trước khi niềng. Khi nong hàm, các khớp cắn sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí vốn có, cân đối với cấu trúc gương mặt người bệnh.
Quá trình hoạt động của nong hàm niềng răng được miêu tả như sau: các bác sĩ sẽ dùng khí cụ niềng răng chuyên dụng đẩy các răng giã dần ra và tách xương khẩu cái của hàm. Tiếp đó, mô sụn cũng được dịch chuyển theo để lấp đầy khoảng trống mà nong hàm vừa tạo ra.

Nong hàm niềng răng trong bao lâu để đạt hiệu quả tối ưu?
Không giống với nhổ răng, bạn dễ dàng thấy hiệu quả ngay tức khắc, nhưng với nong hàm thì khác. Vừa nong hàm vừa niềng răng là một hành trình dài cần phải kiên nhẫn thì mới đạt kết quả như mong muốn. Vậy nong hàm niềng răng trong bao lâu thì đạt hiệu quả tối ưu nhất?
Nong hàm niềng răng thường diễn ra trong khoảng 2 – 3 tháng đối với trẻ nhỏ, và từ 6 – 12 tháng ở người trưởng thành. Đây chỉ là khoảng thời gian tương đối cho mọi trường hợp, còn trên thực tế thời gian nong hàm sẽ thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng, răng mọc lệch nhiều hay ít, lệch khớp cắn ra sao,…Nhưng đừng vì thế mà quá lo lắng, có những trường hợp vừa nong hàm vừa niềng răng giúp giảm tối đa thời gian điều trị.

Khi nào thì cần nong hàm niềng răng?
Tuỳ vào từng tình huống răng miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện nong hàm niềng răng để có kết quả tốt nhất. Thông thường, người điều trị cần thực hiện nong hàm niềng răng trong các trường hợp:
- Vòm hàm hẹp: Khi vòm hàm bị hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm niềng răng để tạo không gian cho các răng có thể dịch chuyển đúng vị trí. Điều này giúp tránh phải nhổ răng và tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu vòm hàm quá hẹp và không đủ không gian, bác sĩ có thể kết hợp nong hàm và nhổ răng.
- Vòm hàm không đủ chỗ sắp xếp răng: Ngay cả khi vòm hàm không bị hẹp, nếu không có đủ chỗ cho các răng dịch chuyển, nong hàm niềng răng sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, việc nong sẽ được thực hiện cẩn thận để không ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kết hợp việc nong hàm với nhổ răng nếu cần thiết, hoặc chỉ nhổ răng mà không cần nong.
- Hàm răng bị lệch hoặc khớp cắn không đều: Khi một trong các hàm bị lệch hoặc khớp cắn không đều, nong hàm niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại sự cân đối. Sử dụng khí cụ nong hàm sẽ giúp hàm hai bên tương xứng và cải thiện khớp cắn, tạo sự hài hòa cho khuôn mặt.
Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bao gồm chụp CT, để xác định liệu nong hàm niềng răng có cần thiết và phù hợp với từng tình trạng cụ thể hay không. Để biết chính xác tình trạng răng của mình, bạn có thể tham khảo các nha khoa niềng răng uy tín ở TPHCM để được xem xét có cần vừa nong hàm vừa niềng răng không.
Nong hàm niềng răng có tác động đến khuôn mặt không?
Nong hàm niềng răng không chỉ giúp cải thiện diện tích vòm miệng mà còn tác động gián tiếp đến hình dáng tổng thể của khuôn mặt, đặc biệt là đối với những trường hợp lệch hàm bẩm sinh hoặc do chấn thương.
Mặc dù nong hàm niềng răng có thể thay đổi khuôn mặt nhưng sự thay đổi này thường không đáng kể và khó nhận thấy bằng mắt thường. Tùy thuộc vào cấu trúc khuôn mặt, sự thay đổi có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi thường theo hướng tích cực. Việc nong hàm niềng răng giúp nới rộng cung răng, tạo sự tương xứng giữa hàm trên và hàm dưới, và cải thiện sự cân đối nếu cung hàm bị lệch hoặc méo.

Những lưu ý sau khi nong hàm niềng răng
Sau khi thực hiện nong hàm niềng răng sẽ gây nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây để giai đoạn vừa nong hàm vừa niềng răng được diễn ra thuận lợi hơn:

Vệ sinh răng miệng
Khi phát hiện có mảng bám thức ăn bám vào khí cụ nong hàm niềng răng, bạn nên súc miệng với nước sạch và dùng nước diệt khuẩn – kháng khuẩn súc lại lần nữa. Nếu được hãy rinh về cho mình chiếc máy tăm nước để làm sạch răng miệng và khí cụ nong hàm dễ dàng hơn.
Chế độ dinh dưỡng khi nong hàm
Chắc chắn sau nong hàm 1 – 3 ngày, cung hàm được mở rộng sẽ mang đến hiện tượng đau nhức răng hàm. Vì vậy bạn cần sử dụng những loại thực phẩm mềm loãng như súp, cháo, sữa chua, khoai tây nghiền mềm,…để hạn chế chuyển động của hàm.
Nói không với các loại thức ăn cứng dai, dính và dễ bám vào khí cụ. Đồng thời bạn hãy dùng thêm sinh tố trái cây để bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể, giảm tỉ lệ nhiệt miệng, viêm loét hoặc trầy xước do khí cụ gây ra.
Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Trong những ngày đầu vừa nong hàm vừa niềng răng, độ phức tạp và vướng víu của khí cụ sẽ phần nào ảnh hưởng đến khả năng phát âm của bạn. Lúc này bạn cần nói chậm hơn, tập phát âm khi mang khí cụ, dùng lưỡi phát âm rõ chữ và quan trọng nhất là kiên nhẫn nhé.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ niềng răng giỏi ở TPHCM về vấn đề sử dụng thêm sáp nha khoa bôi lên khí cụ, để giảm thiểu những tổn thương va chạm giữa lưỡi và khí cụ nong hàm khi cọ sát.
Vệ sinh khí cụ nong hàm niềng răng
Hãy vệ sinh răng miệng, vệ sinh khí cụ nong hàm thường xuyên bạn nhé, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
Bạn có thể kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước và bàn chải chuyên dụng để vệ sinh răng miệng và khí cụ. Bạn cần chú ý đến những vị trí đặc biệt của khí cụ nong hàm như điểm tiếp xúc với đường viền lợi, kẽ răng – khe dụng cụ nong hàm, vít nong,…và những nơi mà chỉ nha khoa, bàn chải không thể làm sạch được.

Chi phí nong hàm niềng răng
Chi phí cho quá trình nong hàm thường được tính kèm với chi phí niềng răng tổng thể, vì vậy ít người hỏi rõ về giá của việc nong hàm riêng biệt. Tuy nhiên, nếu tính riêng, chi phí nong hàm có thể dao động từ 7 – 12 triệu đồng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn và giúp khách hàng chọn phương pháp nong hàm phù hợp với tình trạng răng miệng và nhu cầu cá nhân.