Kiến thức nha khoa

Niềng răng có cần phải nhổ răng không?

Niềng răng đang là xu hướng thẩm mỹ làm đẹp khuôn mặt của nhiều người giúp điều trị những vấn đề như hô, móm, khấp khểnh. Vậy niềng răng có phải nhổ răng không? Hay trường hợp nào niềng răng không nhổ răng? Là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hầu hết những ai đang có ý định niềng răng hoặc chuẩn bị thực hiện đều lo ngại phải nhổ răng, vì sợ đau, sợ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn bạn nhé!

unnamed file 901

Tại sao phải nhổ răng khi niềng răng

Sự ra đời của niềng răng đã tạo nên một bước đột phá mạnh mẽ trong ngành nha khoa, trở thành giải pháp hữu hiệu nhất trong việc khắc phục răng mọc hô, móm, thưa, khểnh, lộn xộn và sai khớp cắn. Không chỉ mang lại hàm răng đều đẹp, giảm áp lực cho quai hàm, giúp ăn nhai suôn sẻ hơn, mà còn tránh được các bệnh lý răng miệng, đường tiêu hoá…

Sau khi thăm khám, kết hợp hình ảnh phim x quang, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và quyết định niềng răng có phải nhổ răng không. Một số trường hợp cần nhổ răng để giúp quá trình di chuyển răng về đúng vị trí thuận lợi và dễ dàng hơn, bao gồm: 

unnamed file 902

  • Răng bị hô, móm nặng: Bác sĩ chỉ định nhổ răng để tạo ra được một khoảng trống cần thiết, đủ để co kéo, dàn đều các răng ra tận cùng của góc hàm. Nhờ vậy sẽ đảm bảo răng di chuyển về đúng vị trí theo ý muốn và chỉnh đốn khớp cắn, giúp tạo nên tỷ lệ chuẩn, sự tương quan giữa hai hàm.

  • Răng mọc khấp khểnh, chen chúc nhau: Răng mọc khấp khểnh và chen chúc khi khung hàm quá nhỏ, không đủ chỗ cho tất cả các răng. Vì vậy, cần phải tiến hành nhổ bỏ các răng thừa, mới có thể giúp răng sắp xếp hợp lý hơn.

Đối với những người phải nhổ răng, ban đầu phải mang niềng răng trước và 1 tháng sau bác sỹ mới tiến hành việc nhổ bỏ răng. Do sau 1 tháng răng bạn đã bắt đầu có sự dịch chuyển, giúp bác sĩ xử lý dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau 1 tháng răng bạn đã bắt đầu có sự dịch chuyển, nên khi nhổ răng sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng.

Những trường hợp không cần nhổ răng khi niềng răng

Bác sĩ thường hạn chế tối thiểu việc nhổ răng khi niềng răng. Không phải ai cũng được chỉ định nhổ răng, niềng răng không nhổ răng sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:

1. Thiếu răng

Niềng răng không nhổ bất kỳ răng nào khi bạn thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm hoặc mới mất răng trước đó. Bởi lúc này cung hàm đang có chỗ trống đủ để cho những răng khác dịch chuyển vào vị trí thiếu răng và che khuất khoảng trống, mang lại hàm răng sát khít và đều đẹp hơn.

unnamed file 903

2. Vòm răng cụp

Đối với những người có cung răng cụp, khi niềng răng không nhổ răng. Vì trường hợp này cung hàm lớn hơn cung răng nên niềng răng sẽ kéo cung răng ra và điều chỉnh, đảm bảo cung hàm và khuôn miệng cân đối theo đúng tỷ lệ chuẩn. 

3. Răng thưa 

Nếu răng thưa, câu trả lời cho câu hỏi niềng răng có phải nhổ răng không là không. Răng thưa là tình trạng các răng trên cung hàm mọc cách xa nhau, tạo ra nhiều khoảng trống và có sẵn các khe hở, nên đảm bảo việc dịch chuyển răng thuận lợi. 

4. Miệng nhỏ

Miệng quá nhỏ, nếu nhổ răng khi niềng sẽ khiến khuôn mặt không hài hoà và mất đi độ cân đối tự nhiên. Do đó, niềng răng không nhổ răng và bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ mắc cài hoặc khay niềng, kết hợp cùng kỹ thuật chuyên sâu để điều chỉnh răng đều đẹp, mọc đúng vị trí trên cung hàm.

5. Niềng răng từ 12-16 tuổi

Từ 12- 16 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng. Khi niềng răng không nhổ răng vì xương hàm đang phát triển mạnh mẽ, dễ dàng nắn chỉnh và xử lý. Đồng thời, hiệu quả mang lại cũng cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế những biến dạng khuôn mặt trong tương lai do răng lệch lạc gây ra.

unnamed file 904

6. Cung hàm rộng

Người có cung hàm rộng, khi niềng răng không nhổ răng. Bởi hàm răng vẫn còn khoảng trống để răng di chuyển. Nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng hưởng gì không. Thông thường, khi niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng ở những vị trí như: Răng số 4, răng số 8 ( răng khôn), răng số 5.

  • Răng số 4: Đây là răng nằm chính giữa khung hàm, nếu nhổ bỏ sẽ thuận tiện di chuyển các răng cửa trước về sau hoặc di răng ra trước của nhóm răng hàm. Hơn nữa, răng số 4 có ít vai trò ăn nhai và thẩm mỹ, răng số 5 sẽ dễ dàng thay thế chúng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

  • Răng số 5: Răng số 5 được biết đến là răng hàm nhỏ nằm trong nhóm tiền hàm. Nhổ răng số 5 để tạo khoảng trống giữa răng số 4 và răng số 6, giúp các răng trong hàm dễ dàng di chuyển về đúng vị trí đã được định hình sẵn.

  • Răng số 8 (răng khôn): Răng số 8 là răng mọc sau cùng trên hàm, ở nhiều người răng khôn có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. Nếu trong quá trình niềng, răng khôn mới bắt đầu mọc sẽ làm xô đẩy các răng kế cận, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng niềng răng. Do đó, cần tiến hành nhổ bỏ răng số trước khi điều trị, vừa tăng hiệu quả, vừa ngăn ngừa nhiều nguy cơ do răng này gây ra.

unnamed file 905

Những răng được chỉ định nhổ khi niềng răng là những răng ít quan trọng về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Ngoài ra, bác sĩ cũng đã tính toán kỹ lưỡng dựa vào kết quả chụp phim x quang và quá trình thăm khám, để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

Tuy nhiên, nhổ răng cần phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, tuân thủ các kỹ thuật chuyên khoa theo quy định của Bộ Y Tế, với máy móc hiện đại và môi trường vô trùng tuyệt đối. 

Trong quá nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê nên thường sẽ không có bất cứ cảm giác khó chịu hay đau đớn nào và để nhổ 1 chiếc răng chỉ trong vòng 10 phút. Bên cạnh đó, thời gian đầu sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm giác hơi ê và khó chịu, nhưng mức độ đau hoàn toàn nằm trong giới hạn của bạn. Không lâu sau đó tình trạng này nhanh chóng giảm dần và hoàn toàn biến mất.

Chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng miệng trong thời gian thực hiện phương pháp niềng răng:

1. Cách giảm khó chịu khi niềng răng

Sau khi niềng xong, bạn sẽ cảm giác hơi ê và khó chịu trong một vài ngày đầu tiên. Bởi lúc này hệ thống mắc cài hoặc dây niềng đang tạo lực siết, để di chuyển những răng lệch lạc về đúng vị trí và ban đầu chúng ta cũng chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng. Bên cạnh đó, chườm đá,massage nướu răng cũng rất hữu hiệu trong việc giảm sưng và giảm đau. Nhưng nếu đau nhức kéo dài cần liên hệ với nha khoa và bác sĩ hỗ trợ.

2. Cách vệ sinh răng miệng

Đối với những người niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cực kỳ quan trọng. Nếu không loại sạch hết mảng bám và thức ăn tích tụ ở kẽ răng, xung quanh mắc cài và dây cung thì vi khuẩn sẽ rất dễ dàng sinh sôi, hoạt động, gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng… Đồng thời, khi sức khoẻ răng hàm yếu đi cũng đồng nghĩa hiệu quả điều trị giảm.

Vệ sinh răng miệng ít nhất 4 – 5 lần/ ngày, với bàn chải mềm chuyên dùng cho người niềng răng và kem đánh răng chứa flour. Kết hợp thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước để làm sạch hiệu quả hơn. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng, không chà sát mạnh, nhằm tránh trường hợp răng nướu tổn thương và bung mắc cài/ dây cung.

unnamed file 906

3. Cách ăn uống

Khi niềng răng, mắc cài và dây cung gắn chặt lên răng phần nào cũng khiến cho quá trình ăn uống khó khăn hơn trước kia và đòi hỏi bạn phải cẩn thận, kiên trì hơn.

Tốt nhất, hãy ăn những thức ăn mềm, được nấu chín kỹ và nhai chậm rãi, từ tốn. Tránh các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, quá dẻo, quá nóng hoặc quá lạnh và cũng kiêng đồ ăn chứa nhiều đường, nước ngọt có gas, cafe, trà… do chúng gây hại đến răng.

4. Từ bỏ các thói quen xấu

Để đạt được kết quả niềng răng tốt nhất, ngoài vệ sinh răng miệng và ăn uống đúng cách, thì bạn cũng cần từ bỏ những thói quen xấu, dễ khiến răng tổn thương, di chuyển sai lệch. Bao gồm: Mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, dùng răng để bật nút chai, cắn môi, mút môi, thơt bằng miệng…

5. Tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ

Việc tái khám định kỳ theo phác đồ điều trị của bác sĩ vô cùng quan trọng. Trong những buổi tái khám định kỳ bác sĩ sẽ:

  • Điều chỉnh lực siết, thay dây cung, tạo khoảng trống, gắn thun buộc… theo sự thay đổi của từng mốc thời gian, nhằm đảm bảo răng đi đúng vị trí, đúng tiến trình và cấu trúc đã định sẵn.

  • Kịp thời xử lý những bất thường như: Răng di chuyển không đúng vị trí, tuột mắc cài, đứt dây cung.

  • Khám tổng quát răng miệng, phát hiện và xử lý các bệnh lý như viêm nướu, viêm lợi, hôi miệng, cao răng… nếu có.

unnamed file 907

Trên đây là những thông tin về việc niềng răng có cần nhổ răng không, khi nào niềng răng không nhổ răng và cách chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Teennie để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về tình trạng răng miệng của mình bạn nhé!

Nha khoa Teennie là địa chỉ chuyên dịch vụ niềng răng, chỉnh nha uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại, ứng dụng đa dạng các phương pháp niềng răng,  thường xuyên cập nhật những công nghệ tiên tiến và tuân thủ yếu tố vô trùng tuyệt đối.

Ngoài ra, Nha khoa Teennie còn có hợp đồng cam kết rõ ràng về hiệu quả niềng răng cho tất cả khách hàng, thực hiện chính sách trả góp lãi suất 0% và áp dụng chi phí hợp lý.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook