Niềng răng là phương pháp giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên khuông hàm. Để niềng răng chuyên sâu bác sĩ chỉnh nha phải có tay nghề cao, có kỹ thuật tốt, được đào tạo bài bản và có giấy phép chứng nhận. Phòng khám nha khoa phải cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho các ca niềng răng từ đơn giản đến phức tạp.
Các trường hợp niềng răng chuyên sâu thường gặp
Thông thường các ca niềng răng có 2 loại phổ biến là niềng răng hô và niềng răng móm. Ngoài ra, một số tình trạng răng khác có thể gặp phải như răng lệch lạc, răng mọc ngầm, răng mọc sai khớp cắn,…
Niềng răng hô, vẩu
Trước khi áp dụng phương pháp niềng răng chuyên sâu cho trường hợp răng hô/ vẩu, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và chụp hình X-quang để chẩn đoán đúng tình trạng răng của bệnh nhân.
Một số cách nhận diện sau đây sẽ được chẩn đoán là răng hô: Miệng luôn mở một cách vô thức, có nhiều nếp nhăn quanh mũi, lộ nướu. Ngoài ra khi phân tích hình ảnh, nếu người bệnh có những dấu hiệu cằm ngắn và nhỏ, nếp nhăn sâu ở khóe miệng, hàm trên hơi hô, không nhìn thấy góc cằm ở cổ, thì sẽ được chẩn đoán là cằm lẹm, lùi cằm.
Đối với người lớn, khối xương hàm trên và dưới đã phát triển ổn định nên cách xử lý phổ biến và an toàn hiện nay là nhổ răng, để kéo các răng hô vào. Nếu hàm bị hẹp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo khí cụ để nong rộng hàm, sau đó mới tiến hành kéo các răng hô vào trong.
Đối với trẻ em, xương hàm vẫn đang trong quá trình phát triển, nên việc đeo khí cụ có khả năng kìm hãm sự phát triển của xương hàm trên hoặc kích thích sự phát triển của xương hàm dưới, trong trường hợp lẹm cằm.
Niềng răng móm
Nếu hàm răng dưới phát triển dài hơn so với hàm trên được gọi là tình trạng răng móm, trong chuyên ngành gọi là khớp cắn hạng III. Để thực hiện niềng răng chuyên sâu trong trường hợp này, bác sĩ chỉnh nha sẽ dựa trên độ tuổi của bệnh nhân và mức độ móm để đưa ra phương pháp phù hợp.
Đối với người lớn xương hàm trên và hàm dưới đã ổn định, tùy vào mức độ móm mà bác sĩ chỉnh nha có thể nhổ răng hoặc thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm trước khi niềng răng.
Đối với trẻ em khi có dấu hiệu bị móm, cha mẹ nên đưa trẻ đến địa chỉ răng hàm mặt để được thăm khám và xử lý kịp thời, trả lại cho bé cung hàm bình thường. Với trẻ nhỏ, khung xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, việc can thiệp xử lý sẽ dễ dàng hơn.
Quy trình niềng răng chuyên sâu tại Teennie Clinic
Xem thêm: Chi phí niềng răng trả góp được áp dụng như thế nào?
Bước 1: Thăm khám tình trạng răng để được tư vấn hướng điều trị
Bệnh nhân sẽ được lấy dấu mẫu hàm, sau đó bạn sẽ được các kỹ thuật viên chụp hình X – quang bên trong và ngoài bề mặt răng để chẩn đoán.
Bước 2: Điều trị bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng chuyên sâu
Sau khi thăm khám và kiểm tra răng miệng, nếu phát hiện bạn mắc một số bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu…. bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm sau đó mới thực hiện phương pháp niềng răng.
Bước 3: Giai đoạn gắn khí cụ
Ở một số trường hợp để quá trình niềng răng được thuận lợi hơn, sau khi điều trị tổng quát bệnh nhân sẽ được gắn một số khí cụ hỗ trợ.
Bước 4: Gắn mắc cài
Ở bước này chính là lúc bạn bắt đầu được đeo niềng. Bác sĩ sẽ cố định những chiếc mắc cài lên răng nhờ vào một lớp keo dán. Tiếp theo là đặt dây cung vào các rãnh mắc cài và được cố định bởi những sợi thun.
Bước 5: Tái khám theo lịch hẹn
Ở mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng, thay thun, vệ sinh răng và tăng lực siết dây cung.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Thời gian niềng răng thường kéo dài khoảng 1.5 – 3 năm. Sau khi tháo niềng răng bạn sẽ tiếp tục đeo hàm duy trì cho răng và xương không di chuyển về vị trí cũ. Răng sẽ ổn định hơn sau khoảng 6 – 12 tháng, lúc này bạn sẽ không cần đeo hàm duy trì nữa.
Teennie Clinic là cơ sở niềng răng chuyên sâu uy tín hàng đầu tại TPHCM. Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn giúp mang đến bạn nụ cười tự tin với chi phí ưu đãi nhất.
Xem thêm: Tầm nhìn và sứ mệnh của Nha khoa Học đường Teennie