Kiến thức nha khoa

Niềng răng bị hở lợi không hay chỉ là phán đoán?

Niềng răng bị hở lợi rất ít xảy ra nhưng vẫn có người gặp phải, do thực hiện bởi bác sĩ tay nghề kém và không tuân thủ những chỉ dẫn của nha khoa, hoặc viêm lợi lâu ngày… Bên cạnh đó, nếu chẳng may bị hở lợi sau khi niềng răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến nụ cười kém xinh và hơn nữa lại khó khắc phục.

unnamed file 3111

Niềng răng bị hở lợi do đâu?

Niềng răng được thực hiện nhằm khắc phục vấn đề răng mọc sai lệch, lộn xộn, mọc thưa, hô, móm, khểnh và sai khớp cắn ( khớp cắn sâu, khớp cắn hở, khớp cắn đối đỉnh)… giúp cho hàm răng đều đẹp, mọc đúng vị trí, điều chỉnh khuôn hàm hài hòa, cân đối hơn.

Tuy mang lại hiệu quả cao và rất an toàn cho khách hàng, nhưng một số người có thể gặp phải tình trạng niềng răng bị hở lợi. Khuyết điểm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ, khiến nhiều người bị ngại giao tiếp và không dám cười nói.

unnamed file 3112

Niềng răng bị hở lợi xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1/ Niềng răng bị hở lợi do tay nghề bác sĩ kém

Đây là một trong những nguyên nhân gây niềng răng bị hở lợi phổ biến nhất. Bác sĩ chỉnh nha thiếu kinh nghiệm và tay nghề yếu, không có được sự đo lường chuẩn xác về lực tác động lên răng, siết răng, chèn ép răng quá mức… Từ đó, răng sẽ yếu đi, lợi không còn ôm lấy cổ răng và nhanh chóng càng xa dần so với phía hàm, dẫn đến hở lợi, niềng răng bị hở kẽ, tụt lợi.

2/ Không điều trị bệnh lý trước khi niềng răng

Niềng răng bị hở lợi cũng do quá trình thăm khám cẩu thả, không điều trị dứt điểm những bệnh lý răng miệng của khách hàng như: Viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu, sâu răng, vôi răng… mà đã tiến hành niềng răng. Trong quá trình thực hiện, những tình trạng này ngày càng nặng nề hơn, gây ra hiện tượng cười hở lợi.

3/ Không tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ

Khi niềng răng, khách hàng không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ cũng gây ra hiện tượng niềng răng bị hở lợi. Bởi vì, việc thường xuyên ăn những thực phẩm cứng, dai, dẻo dính… và vệ sinh răng miệng sai cách, không cẩn thận, làm răng dần yếu đi, tổn thương lợi.

4/ Viêm lợi kéo dài

Viêm lợi kéo dài nếu không có biện pháp điều trị sớm và dứt điểm sẽ khiến lợi sưng nề quá phát và sinh ra cười hở lợi. Hơn thế nữa, viêm lợi còn đem tới vô số biến chứng nguy hiểm như: Tiêu xương, răng dễ lung lay, thậm chí rụng dần, hôi miệng, chảy máu chân răng, đau nhức, khó ăn uống… trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng.

unnamed file 3113

Hướng dẫn cách ngăn ngừa niềng răng bị hở lợi

Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa hiện tượng niềng răng bị hở lợi hay niềng răng bị hở kẽ, tụt lợi chỉ cần thực hiện những lưu ý sau:

– Niềng răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín, có tên tuổi, hoạt động lâu năm và bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản. Ngoài ra, cơ sở nha khoa còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại, chụp X-quang,… giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng của khách hàng và có hướng điều trị thích hợp.

– Thăm khám định kỳ sau khi niềng răng theo lịch của bác sĩ, nhằm phát hiện sớm nhất những bất thường để có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời.

– Ăn thức ăn mềm, xốp, nhất là khi mới thực hiện niềng răng và tránh xa những thực phẩm cứng, dai, dẻo dính…

– Tuyệt đối không tự ý thay khay, tháo dây mắc cài hoặc các cung cố định tại nhà, mà phải đến trực tiếp nha khoa.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ 4 – 5 lần/ ngày bằng bàn chải mềm mại, thực hiện nhẹ nhàng và dùng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa để làm sạch khu vực kẽ, mắc cài.

– Nếu thấy có sai lệch trong sự dịch chuyển của răng, bị đau nhức, viêm nướu hay bất kỳ cảm giác khó chịu nào, hãy đến ngay nha khoa cho bác sĩ thăm khám.

unnamed file 3114

Hy vọng qua những thông tin trên, sẽ giúp bạn biết được chính xác những nguyên nhân khiến cho niềng răng bị hở lợi và cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook