Kiến thức nha khoa

Tự lấy cao răng và những điều cần biết

Người bệnh thường tự lấy cao răng để tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, việc tự lấy cao răng tại nhà có nên hay không?

unnamed file 2342

Cao răng gây hậu quả như thế nào?

Cao răng được hình thành từ các mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng. Cao răng có màu đậm dần theo thời gian, có thể ngả vàng, nâu đỏ hoặc đen tùy thuộc vào mức độ tích tụ của mảng bám. Hiện nay, các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chức năng làm trắng và ngăn ngừa cao răng. Tuy nhiên, cao răng không dễ dàng loại bỏ bằng việc đánh răng mỗi ngày. Không lấy cao răng có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng như:

  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Gây ra bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi và viêm nha chu.
  • Tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, tiêu xương răng, hôi miệng và ê buốt răng.
  • Răng suy yếu, răng lung lay và mất răng vĩnh viễn.

unnamed file 2343

Tự lấy cao răng và những điều cần biết

Tự lấy cao răng có nên hay không?

Cao răng thường xuất hiện trên bề mặt răng, mặt trong của răng, kẽ răng và dưới nướu. Việc sử dụng bàn chải đánh răng thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám cao răng. Do đó, việc tự lấy cao răng tại nhà không thể mang lại hiệu quả. Theo các chuyên gia, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ sử dụng thiết bị nha khoa chuyên dụng như máy siêu âm hoặc máy cạo cao răng để loại bỏ cao răng một cách hiệu quả và an toàn.

Trường hợp nên lấy cao răng

  • Người người đến chu kỳ chỉ định lấy cao răng.
  • Cao răng xuất hiện quá nhiều.
  • Cao răng gây ra bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.
  • Lấy cao răng trước khi sử dụng dịch vụ tẩy trắng răng, trám răng và niềng răng.

Trường hợp không nên lấy cao răng

  • Người bị viêm nướu và viêm nha chu cấp tính.
  • Người gặp vấn đề bẩm sinh không thể há miệng lớn.
  • Người có thói quen thở bằng miệng, không có khả năng thở bằng mũi, bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn đông máu.
  • Mắc bệnh lý lây truyền qua đường nước bọt.
  • Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu hoặc cuối.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.

unnamed file 2344

Trước khi lấy cao răng

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để lấy cao răng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Trước khi lấy cao răng, người bệnh cần điều trị các bệnh lý cấp tính để đảm bảo kết quả như mong muốn và giảm nguy cơ tái phát cao răng.

Phòng ngừa cao răng xuất hiện trở lại

Sau khi lấy cao răng, người bệnh cần đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng. Chải răng với lực nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương và chảy máu nướu răng. Ngoài ra, người bệnh cần tránh thực phẩm nhiều đường, đồ cay nóng hoặc lạnh và bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và canxi tốt cho sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng cao răng hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook