“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ nói về vẻ đẹp của con người từ xa xưa, ám chỉ tóc và răng là hai bộ phận quan trọng, cho đến ngày nay kinh tế phát triển hơn, con người ngày càng chú trọng đến sức khoẻ và ngoại hình, trong đó có hàm răng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây, bạn sẽ biết được cấu trúc hàm răng như thế nào và niềng răng để làm gì!
Cấu trúc và chức năng của hàm răng như thế nào?
1. Cấu tạo đầy đủ của hàm răng
Trong giai đoạn răng sữa, trẻ thường có 20 chiếc, mọc từ 8 tháng – 3 tuổi. Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ 7 – 8 tuổi cho tới 12 – 13 tuổi và 4 chiếc răng khôn (hay còn gọi là răng hàm thứ 3/răng cối 3) sẽ mọc cuối cùng ở độ tuổi 17 – 25, tùy theo người.
Đến độ tuổi trưởng thành, cấu trúc hàm răng sẽ có tổng cộng 32 chiếc và chia đều cho hai hàm, bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Đồng thời, các răng cũng được chia thành 4 nhóm, đó là: Nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm.
- Răng cửa là răng số 1 và số 2
- Răng nanh là răng số 3
- Răng hàm nhỏ là răng số 4 và số 5
- Răng hàm lớn là răng số 6, số 7 và số 8
Răng thường có màu vàng nhạt hoặc màu trắng sữa (trắng ngà voi), cấu trúc hàm răng gồm 3 phần chính là: Thân răng, chân răng và cổ răng. Về thành phần của răng sẽ có lớp ngoài cùng (men răng), lớp giữa (ngà răng), lớp trong cùng (tủy răng), cementum (xương răng)
2. Những chức năng của răng
Hàm răng là bộ phận quan trọng trong cơ thể người, với các chất năng đó là: Ăn nhai, thẩm mỹ và hỗ trợ phát âm.
- Chức năng ăn nhai
Răng giúp cắt nhỏ thức ăn và kết hợp cùng lưỡi nghiền nát thức ăn. Là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp các bộ phận khác như: dạ dày, ruột non, ruột già hoạt động tốt hơn. Trong đó, mỗi răng và vị trí răng sẽ những chức năng ăn nhai khác nhau.
+ Răng cửa giúp cắn, xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ
+ Răng nanh với hình dáng sắc nhọn dùng để kẹp và xé thức ăn
+ Răng hàm nhỏ vừa xé và vừa làm dập thức ăn
+ Răng hàm lớn có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày.
+ Răng khôn không có chức năng gì, nếu mọc lệch, mọc ngầm, gây sưng đau… bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ mà không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Chức năng phát âm
Đây là điều mà không phải ai cũng biết, thực tế răng cùng với lưỡi và hàm sẽ hỗ trợ đắc lực khi chúng ta phát âm. Người có hàm răng đều đẹp, hoàn hảo, đúng khớp cắn thường pháp âm tròn vành, rõ chữ, dễ nghe.
Ngược lại, người mất răng sớm, răng mọc sai lệch, thưa, hô, móm, lộn xộn, xô đẩy, sai khớp cắn… nhất là lúc còn trẻ, sẽ tăng tỷ lệ nói ngọng, nó lắp, phát âm sai, khó nói đúng giọng. Bên cạnh đó, có thể khó khăn hơn khi học ngoại ngữ, bởi các âm “sờ” hay “th”, “ch”, “v”… đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa trên, hoặc tựa môi và răng, để tạo thành tiến chuẩn.
- Chức năng thẩm mỹ
Từ xa xưa, mọi người đã ý thức được chức năng thẩm mỹ của hàm răng, cũng chính vì vậy mà xuất hiện tục lệ cà răng, nhuộm răng đen. Hiện nay, hàm răng trắng sáng và đều đặn trở thành chuẩn mực cho vẻ đẹp.
Một hàm răng hài hòa, trắng sáng, khỏe mạnh, cân đối sẽ làm nụ cười duyên dáng, tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, dễ tạo được thiện cảm từ người đối diện. Ngược lại, người có hàm răng hô, móm, thưa hay lệch lạc không chỉ khiến nụ cười kém duyên, ảnh hưởng thẩm mỹ chung trên khuôn mặt và còn đem lại nhiều hệ luỵ cho sức khỏe.
3. Nếu bị lệch khớp cắn có ảnh hưởng gì đến chức năng của răng?
Khớp cắn lệch do sự phát triển bất thường của răng và hàm, yếu tố di truyền, mất răng sữa từ sớm, tai nạn… Đồng thời, còn xuất phát từ những thói quen xấu của chúng ta như: Ngậm ti giả, mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ăn nhai đồ cứng, dùng răng cắn bút hay bật nắp chai.
Khớp cắn chuẩn sẽ có 3 phần trán – mũi – cằm tương quan rất cân đối dù nhìn nghiêng hay nhìn thẳng. Bên cạnh đó, khi quan sát bạn sẽ thấy một đường thẳng từ mũi qua khe răng cửa chính 2 hàm răng tới cằm. Trong trạng thái nghỉ, nhóm răng cửa trước cửa hàm dưới tiếp xúc khoảng 2/3 thân trong răng hàm trên (tính từ rìa răng lên).
- Những trường hợp lệch khớp cắn?
+ Khớp cắn ngược: Đây là tình trạng mà xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, trong khi đó xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Người bị khớp cắn ngược khuôn mặt sẽ mất cân đối, nhìn nghiêng sẽ thấy sẽ thấy môi dưới, cằm chìa ra hẳn so với môi trên.
+ Khớp cắn sâu: Hàm trên phát triển quá mức, che phủ hàm dưới, nhìn vào khó thấy hoặc không thấy hàm dưới. Khớp cắn sâu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt biến dạng, giống như bị hô, nhìn thẳng hay nghiêng đều thấy mũi gãy, miệng nhọn, hàm trên nhô ra trước, môi trề..
+ Khớp cắn chéo: Người bị khớp cắn chéo không ảnh hưởng đến khuôn mặt, tương quan trán – mũi – cằm bình thường, chỉ lộ ra khi cười. Các răng bị xô lệch, cái thò cái thụt không theo trật tự, đoạn thì nằm ngoài, đoạn thì nằm trong.
+ Khớp cắn hở: Khi bị khớp cắn hở, răng cửa ở hàm trên, dưới không thể chạm được nhau, chúng ta có thể nhìn thấy lưỡi bên trong mặc dù đang khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường.
- Những ảnh hưởng khi lệch khớp cắn
Nếu bị lệch khớp cắn, không có tương quan chuẩn giữa hai hàm và răng trên – dưới, chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau đây:
+ Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Lệch khớp cắn làm khuôn mặt mất cân đối, kém hài hoà, biến dạng và khiến nụ cười kém duyên. Từ đó khiến mọi người mất tự tin, ngại giao tiếp, lo lắng, buồn phiền, từ đó giảm thành công trong cuộc sống.
+ Khó ăn nhai: Sai khớp cắn làm giảm khả năng nhai, cắn xé thức ăn và khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn nhai
+ Bệnh khớp thái dương hàm: Cơ hàm hoạt động quá mức, gây co thắt cơ, dẫn đến rối loạn năng khớp thái dương. Bệnh tiến triển nặng, sẽ gặp những cơn đau liên tục, dữ dội, khó khăn khi cử động hàm, nổi hạch ở một hoặc hai bên, phì đại cơ nhai…
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Lệch khớp cắn làm chúng ta khó loại bỏ mảng bám tích tụ ở những vùng kẽ, dẫn đến dễ mắc bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Đặc biệt, người bị khớp cắn sâu nặng, răng hàm dưới liên tục va chạm với răng, nướu hàm trên dây tổn thương răng, dễ lung lay và trầy xước nướu.
+ Dễ bị bệnh tiêu hoá: Nhai thức ăn không kỹ, thức ăn chuyển xuống dạ dày và ruột non, tạo áp lực cho những bộ phận này. Vì vậy người bị lệch khớp cắn thường gặp phải vấn đề về đường tiêu hoá.
+ Ngoài ra, còn thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện và khó phát âm, phát âm không chuẩn gây cản trở trong giao tiếp…
📰 Xem thêm: Có nên niềng răng không?
Niềng răng để làm gì? Các phương pháp niềng răng hiện nay?
1. Niềng răng để làm gì?
Niềng răng để làm gì? Trong trường hợp bị sai khớp cắn hở, chéo, ngược, sâu… cách tốt nhất để khắc phục đó là niềng răng. Bằng việc sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn trực tiếp lên răng, kết hợp cùng một số khí cụ chuyên dụng khác như: Hook, khâu, band, minivis… sẽ giúp răng, khớp cắn di chuyển về đúng vị trí.
Sau 1 – 2 năm niềng răng, tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng từng người, bạn bạn sẽ có được hàm răng đều đẹp, hài hoà và khớp cắn chuẩn, đúng tỷ lệ. Nhờ vậy, góp phần làm cho khuôn mặt trở nên cuốn hút, thon gọn và mang đến nụ cười toả sáng, mà không phải đụng đến dao kéo. Rất nhiều người đã “lột xác”, “dậy thì” thành công nhờ niềng răng.
Bên cạnh đó, niềng răng còn giúp bộ nhai của bạn hoạt động một cách tốt hơn, khi răng đều đặn và chắc khỏe thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giảm được áp lực lên hệ tiêu hoá. Ngoài ra, dễ dàng loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa mỗi khi vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa được các bệnh lý: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Ở một số trẻ em, việc niềng răng can thiệp ở giai đoạn sớm, vừa giúp trẻ có được cơ thể khoẻ mạnh, ăn nhai tốt, tự tin về sau, vừa hạn chế phẫu thuật sau này.
2. Các phương pháp niềng răng hiện nay?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng, nhưng được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn và sử dụng phổ biến nhất là:
- Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống mắc cài được làm từ thép không gỉ có chất lượng cao, dây cung và một số khí cụ đi kèm khác như thun buộc, minivis, khâu… gắn trực tiếp lên hàm răng. Trong quá trình hoạt động, sẽ tạo lực kéo mạnh mẽ và ổn định giúp di chuyển răng sai lệch về đúng khớp cắn.
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có nhiều người sử dụng nhất, vì hiệu quả cao, thích hợp với mọi sai lệch về răng – khớp cắn từ đơn giản đến phức tạp và chi phí thấp.
- Niềng răng mắc cài sứ
Về cơ bản, niềng răng mắc cài sứ cấu tạo tương đồng với niềng răng mắc cài kim loại và chỉ khác là mắc cài được làm từ sứ cao cấp. Nhờ vậy, trong quá trình sử dụng sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc giống với màu răng khó nhận biết và thích hợp với những người bị dị ứng kim loại.
- Niềng răng không mắc cài invisalign
Niềng răng không mắc cài invisalign có xuất xứ từ Mỹ, mặc dù chi phí cao hơn các phương pháp khác nhưng ngày càng được yêu thích. Bởi vì khay niềng được làm từ nhựa trong suốt và thiết kế ôm sát khít bề mặt răng, còn gọi “niềng răng vô hình”, giúp người dùng tự tin giao tiếp và có thể thoải mái tháo ra lắp vào khi cần, rất tiện lợi.
Với những thông tin trên, tin rằng bạn cũng đã biết được biết được cấu trúc hàm răng như thế nào và niềng răng để làm gì. Liên hệ ngay với Teennie để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn bạn nhé!
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680