Kiến thức nha khoa

Nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Nhiệt miệng là loại loét miệng phổ biến nhất, tuy nhiên, tình trạng này không thể xem nhẹ và có thể là dấu hiệu của bệnh lý. 

unnamed file 2546

Nhiệt miệng xuất hiện dấu hiệu nào?

Nhiệt miệng là vấn đề phổ biến, tình trạng này xuất hiện các vết loét nông trên bề mặt niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Chúng có màu trắng, phần niêm mạc bao quanh màu đỏ và sưng nhẹ. Khi gặp tình trạng nhiệt miệng, người bệnh cần nhận biết chính xác biểu hiện của nó để khắc phục kịp thời. Theo các chuyên gia, nhiệt miệng có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Một hay nhiều vết loét gây đau nhức khó chịu trong miệng.
  • Niêm mạc xung quanh xuất hiện vết loét sưng đỏ.
  • Gặp khó khăn trong việc nhai và đánh răng.
  • Khi ăn thực phẩm mặn, cay và chua sẽ bị kích ứng vết loét.
  • Người sử dụng răng giả, dụng cụ chỉnh nha có thể gây kích ứng vết loét.
  • Vết loét không gây đau nhức nhưng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư miệng.

unnamed file 2547

Nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên báo hiệu bệnh gì?

Nhiều người thường thắc mắc, nhiệt miệng thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các chuyên gia, tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sinh hoạt đến bệnh lý như:

  • Axit trào ngược thường xuyên gây nên tình trạng loét niêm mạc.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa do không bổ sung protein ngũ cốc.
  • Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
  • Bệnh Behcet gây viêm khắp cơ thể, nhất là miệng.
  • Hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
  • Vết loát không lành là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.

Nhiệt miệng do nguyên nhân nào?

Niêm mạc miệng bị chấn thương

Niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương khi va chạm. Sự tổn thương này có thể gây kích hoạt nốt nhiệt miệng. Người bệnh có thể gặp tổn thương trong miệng do những nguyên nhân sau:

  • Bàn chải đánh răng thô ráp, thiết kế không phù hợp với khuôn miệng gây va chạm với nướu.
  • Sử dụng răng giả, mắc cài niềng răng có góc cạnh cứng, gồ ghề và sắc bén.
  • Răng bị sứt mẻ, răng mọc lệch.
  • Khi ăn vô tình cắn phải lưỡi hay mặt trong của má.

unnamed file 2548

Các loại thực phẩm gây kích ứng

Người bệnh có thể gặp tình trạng nhiệt miệng khi ăn nhiều trái cây giàu axit như dứa, cam, quýt, bưởi và dâu tây. Ngoài ra các loại thực phẩm cay, mặn cũng gây kích ứng vết loét. Một số người cũng gặp tình trạng nhiệt miệng do nhạy cảm với socola, cà phê, trứng và phô mai.

Thiếu chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, tình trạng nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B9, vitamin B12, kẽm và sắt.

Sự thay đổi hormone ở nữ

Đối với nữ giới, nhiệt miệng có thể xuất hiện hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể do hệ quả của sự tăng giảm hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.

Tình trạng căng thẳng

Người hay bị nhiệt miệng có thể do tình trạng căng thẳng. Căng thẳng sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu và tăng tiết cortisol tạo ra những vết loét trong miệng. Người bệnh có thể bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần nếu gặp tình trạng căng thẳng và mệt mỏi cùng lúc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng nhiệt miệng hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook