Lệch khớp cắn là tình trạng chung của rất nhiều người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp và sức khỏe toàn thân. Hơn thế nữa, càng để lâu tình trạng này càng nặng nề hơn, khó điều trị và mang lại vô số rắc rối. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả bạn nhé!
Lệch khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên – dưới. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, mà khớp cắn còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai.
Một khớp cắn chuẩn, đồng nghĩa hai hàm phải hài hoà với nhau và cả với khuôn mặt. Khi khép miệng thì vòm hàm trên bao vòm hàm dưới ở một tỷ lệ vừa phải, răng đều, nhìn nghiêng hoặc nhìn thẳng đều thấy khuôn mặt cân đối.
Ngược lại, khi bị lệch khớp cắn, răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm trên và dưới không cắn khít lại với nhau. Đồng thời, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, không thẳng hàng và khi quan sát sẽ thấy rõ 3 phần trán – mũi – cằm, cùng tổng thể khuôn mặt không hài hoà.
Dấu hiệu nhận biết răng bị lệch khớp cắn và các trường hợp thường gặp
1/ Dấu hiệu nhận biết
Để nhận biết bản thân có bị lệch khớp cắn hay không, bạn có thể quan sát dựa trên các dấu hiệu nhận biết sau:
- Trong trạng thái nghỉ răng trước của hàm trên (răng cửa chính, cửa bên, răng nanh) không trùm bên ngoài nhóm răng trước của hàm dưới, hoặc trùm lên nhưng độ tiếp xúc quá mức 2/3 thân trong của răng hàm trên với rìa răng hàm dưới.
- Những răng hàm số 4,5,6,7 khi tiếp xúc nhau ở mặt nhai không cắn khít mà bị cộm, lệch, không đối xứng
- Đường từ đỉnh trán, tới đỉnh mũi, qua kẽ răng cửa chính 2 hàm và xuống tới chân cằm bị lệch, không thẳng hàng.
- Khuôn mặt nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng đều thấy mất cân đối, nhô ra, thụt vào, gãy khúc,…
- Người bị lệch khớp cắn thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện.
- Trong quá trình ăn uống hàng ngày bị mỏi hàm, khó chịu.
- Phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn, nói ngọng, nói lắp.
- Khi khớp cắn bị sai lệch, ngậm miệng và khép kín 2 hàm sẽ khó khăn, thậm chí miệng không khép lại được.
2/ Các trường hợp sai lệch khớp cắn
– Khớp cắn sâu: Đây là dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến, với biểu hiện hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Trong trạng thái nghỉ, khi nhìn vào khuôn mặt trông như bị hô, mất cân đối.
– Khớp cắn đối đầu: Hay còn gọi khớp cắn đối đỉnh. Khi khép miệng lại, nhóm răng cửa ở 2 hàm chạm nhau. Đây là dạng sai lệch khớp cắn nhẹ, nhưng vẫn gây khó khăn khi ăn nhai.
– Khớp cắn chéo: Người bị khớp cắn chéo hai hàm răng không có sự tương quan chuẩn, răng hàm trên không phủ lên răng hàm dưới mà chéo nhau. Sai lệch khớp cắn chéo sẽ gây ra tình trạng méo, lệch cằm.
– Khớp cắn hở: Nhóm răng cửa bị hở có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường, dù cố gắng nhưng nhóm răng cửa không thể chạm vào nhau. Lệch khớp cắn hở vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa khó ăn uống.
– Khớp cắn ngược (răng móm): Việc xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong, khiến cho răng hàm dưới phủ lên răng hàm trên, gây ra mặt lưỡi cày kém duyên.
Các nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn
Theo các nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lệch khớp cắn như:
– Di truyền: Yếu tố di truyền chiếm gần 70%, khi cha mẹ, ông bà bị lệch khớp cắn, tỷ lệ con cháu đời sau gặp phải tình trạng này sẽ rất cao.
– Các thói quen xấu: Trong giai đoạn xương hàm đang phát triển, nếu có các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, nghiến răng, thở bằng miệng, mút ngón tay, mút môi, chống cằm, cắn môi dưới, cắn má,… sẽ khiến răng mọc lộn xộn và sai lệch khớp cắn.
– Bẩm sinh: Xương hàm trên phát triển quá mức, hoặc xương hàm dưới kém phát triển.
– Trẻ nhỏ bị ngã và va chạm khiến xương hàm bị gãy
– Mất răng sữa quá sớm
– Răng mọc ngược bất thường, mất răng
Ảnh hưởng khi bị sai lệch khớp cắn
Sai lệch khớp cắn gây ra rất nhiều tác động xấu về thẩm mỹ, sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
1/ Khó khăn khi phát âm
Lệch khớp cắn khiến việc phát âm trở nên khó khăn hơn bình thường. Chính vì vậy, người bị lệch khớp cắn hay bị nói ngọng, nói lắp, phát âm sai, phát âm không chuẩn.
2/ Viêm khớp thái dương hàm
Khi bị lệch khớp cắn, dẫn đến các cơ hàm bị tăng áp lực, hoạt động quá mức, gây ra tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, làm đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương.
3/ Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Sai lệch khớp cắn, đặc biệt là những trường hợp nặng, sẽ làm nụ cười kém duyên, hàm răng lộn xộn. Đồng thời tác động tiêu cực, khiến cho khuôn mặt mất đi vẻ hài hoà, bị biến dạng, sai lệch, gãy khúc, mặt lưỡi cày,…
4/ Gây mất tự tin, mặc cảm
Vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, nên người bị lệch khớp cắn thường cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp, mặc cảm, luôn tìm cách che dấu khuyết điểm. Đối với trẻ em, điều này sẽ khiến trẻ có tính cách rụt rè, nhát gan, ít bạn bè, bị trêu chọc và khó thành công trong tương lai.
5/ Dễ mắc bệnh răng miệng
Khi bị lệch khớp cắn, trong quá trình ăn nhai rất dễ giắt thức ăn, nhưng lại khó vệ sinh răng miệng. Điều này dẫn đến tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hoạt động gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, giảm tuổi thọ của răng.
6/ Khó ăn nhai và tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày
So với người bình thường, chất lượng ăn uống của người lệch khớp cắn, lực nhai kém và không đều. Khi thức ăn không được nhai kỹ, dạ dày sẽ làm việc nhiều hơn, lâu ngày gây viêm loét và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Phương pháp điều trị khớp cắn lệch hiệu quả
1/ Đối với sai lệch khớp cắn do hàm
Nếu bị sai lệch khớp cắn về hàm thì cách tốt nhất là phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành cắt gọt, điều chỉnh hai hàm được cân đối hơn, đảm bảo mang lại khớp cắn chuẩn để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
Nhưng để có được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ. Chỉ chọn các bệnh viện lớn, được cấp phép hoạt động, có kinh nghiệm phẫu thuật, bác sĩ giỏi và trang thiết bị máy móc hiện đại. Đồng thời, cần chuẩn bị sắp xếp công việc, dành riêng một khoảng thời gian, bởi vì sau phẫu thuật phải nghỉ dưỡng lâu chờ hồi phục.
2/ Đối với sai lệch khớp cắn do răng
Trường hợp sai khớp cắn do răng thì niềng răng là giải pháp tối ưu. Bằng việc sử dụng các khí cụ chuyên dụng gắn lên răng, sẽ khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, giúp khớp cắn chuẩn hơn. Đồng thời, niềng răng còn có tác dụng sắp xếp những răng sai lệch về đúng vị trí, cho hàm răng đều đẹp, không còn hô, móm, khấp khểnh, lộn xộn,…
Hơn nữa, trong một số trường hợp khi phẫu thuật bác sĩ cũng yêu cầu kết hợp niềng răng trước hoặc sau. Niềng răng sẽ góp phần quan trọng vào việc cân đối tỉ lệ răng hàm, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đặc biệt, niềng răng rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, không xâm lấn, không làm răng yếu đi. Hơn nữa, kết quả sẽ duy trì lâu dài theo thời gian và có nhiều phương pháp cho bạn lựa chọn.
Có thể thấy, sai lệch khớp cắn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến nụ cười kém duyên, làm khuôn mặt mất cân đối, khó ăn nhai, giảm sút sức khoẻ… Chính vì vậy, hãy liên hệ ngay với Teennie để được thăm khám và điều trị kịp thời để sống vui – sống khỏe – xinh đẹp hơn bạn nhé!
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680