Hôi miệng là hiện tượng phổ biến và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng. Vậy hôi miệng không nên ăn những gì?
Hôi miệng do đâu?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Theo các chuyên gia, khoang miệng có tới 800 loại vi khuẩn tự nhiên, những loại vi khuẩn này phân hủy protein trong thức ăn, sản sinh chất thải chứa lưu huỳnh gây ra hôi miệng.
Hôi miệng cũng có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảng bám thức ăn tích tụ và hình thành cao răng. Vệ sinh răng miệng kém không chỉ gây hôi miệng mà còn gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.
Ngoài ra, hôi miệng có thể do các bệnh lý mãn tính như gan, thận, dạ dày và khô miệng. Sử dụng các loại thực phẩm có mùi cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và ăn uống lành mạnh để ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Hôi miệng không nên ăn gì?
Thịt đỏ
Thịt đỏ có chứa nhiều protein, khi được phân giải trong khoang miệng sẽ tạo ra khí amoniac. Sau đó, chúng chuyển hóa thành sulfur gây hôi miệng. Ngoài ra, các loại thịt đỏ dai và khó nghiền nát nên dễ bám vào kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khó chịu. Người bệnh không cần kiêng ăn thịt đỏ hoàn toàn mà nên chế biến thịt bằng cách băm nhuyễn hoặc nấu nhừ để dễ dàng vệ sinh răng miệng.
Các gia vị nồng như hành, tiêu và tỏi
Hành, tiêu và tỏi có chứa lượng lớn lưu huỳnh. Người tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến lưu huỳnh ở lại lâu trong khoang miệng. Lưu huỳnh còn có khả năng hấp thụ vào hệ tuần hoàn và tuyến nước bọt làm cho miệng, hơi thở và nước bọt có mùi hôi khó chịu.
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường không chỉ là tác nhân gây ra hôi miệng mà còn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng và viêm nha chu. Việc bổ sung quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng hàm lượng sulfur gây ra tình trạng hôi miệng.
Cà phê
Cà phê chứa caffeine, gây lợi tiểu, mất nước và giảm khả năng tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển và gây ra tình trạng hôi miệng. Mặc dù cà phê có tác dụng giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung, nhưng người bệnh cần sử dụng một cách hợp lý để ngăn chặn hôi miệng.
Thực phẩm giàu axit
Thực phẩm giàu axit sẽ làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng và sâu răng. Sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu axit, người bệnh nên súc miệng và chải răng nhẹ nhàng để giảm lượng axit trong khoang miệng và bề mặt răng.
Thực phẩm sấy khô
Các loại hoa quả và hạt sấy khô mang lại nhiều dưỡng chất nhưng sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hơi thở. Thực phẩm sấy khô thường chứa nhiều đường và có độ bám dính cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng.
Sầu riêng
Sầu riêng có chứa nhiều đường và mùi đặc trưng, có thể lưu lại lâu trong khoang miệng. Sau khi tiêu thụ sầu riêng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn chặn tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng hôi miệng hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680