Kiến thức nha khoa

Cách người tiểu đường chăm sóc răng miệng

Người tiểu đường cần có kế hoạch kiểm soát lượng đường huyết, vệ sinh răng miệng và kiểm tra định kỳ để tránh biến chứng.

Theo các chuyên gia, khoang miệng của mỗi người có chứa khoảng 300 loại vi khuẩn gây hại. Lượng đường huyết không được kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lưỡi và viêm nha chu.

unnamed file 2519

Nước bọt có tác dụng ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa trôi các mảnh vụn thức ăn thừa bám trong kẽ răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và chống lại axit mà các vi khuẩn tạo ra. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ làm nước bọt thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng rửa trôi vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng. Bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mãnh mẽ hơn.

Theo các chuyên gia, một số loại thuốc điều trị bệnh lý cũng có thể khiến nước bọt tiết ra ít hơn, giảm khả năng bảo vệ răng miệng một cách tự nhiên, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và sâu răng. Sau đây là những cách người tiểu đường nên làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

unnamed file 2520

Kiểm soát đường huyết

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập đầy đủ để giữ lượng đường huyết ổn định và an toàn. Theo xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu trung bình ba tháng phải dưới 7%.

Kiểm tra răng miệng định kỳ

Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ thăm khám và phát hiện sớm bệnh lý răng miệng. Bác sĩ sẽ dựa vào vấn đề mà bệnh nhân gặp phải để tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý trong việc nhổ răng. Bởi người bệnh tiểu đường không thể thực hiện biện pháp nhổ răng một cách dễ dàng, điều này có thể chứa nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

unnamed file 2521

Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà

Người bệnh tiểu đường cần đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, người bệnh cần chải răng nhẹ nhàng và chải theo chuyển động xoay tròn hoặc dọc để tránh làm tổn thương đến nướu răng.

Kiểm tra răng miệng trước gương

Người bệnh tiểu đường phát hiện các triệu chứng về răng miệng như nướu sưng đỏ, chảy máu, nướu bong ra khỏi răng, viêm loét nướu, răng lung lay, hơi thở có mùi hôi và khớp cắn thay đổi cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến cách chăm sóc răng miệng của người bệnh tiểu đường hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook