Kiến thức nha khoa

Giải đáp thắc mắc: Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Teennie   |   Kiến thức nha khoa   05.04.2021

Rất nhiều người muốn niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc hô, móm, lệch lạc, thưa, khểnh… và có được nụ cười hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, bản thân vẫn còn lo ngại không biết niềng răng có làm răng yếu đi và lo sợ sau này ăn nhai khó khăn. Vậy sự thật là như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có cái nhìn chính xác nhất nhé!

Răng có bị yếu đi sau khi niềng răng hay không?

Sự thật về việc niềng răng làm răng yếu đi

Đối với những người răng hô, móm, thưa, mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh và sai khớp cắn hở, chéo, đối đỉnh, ngược, sâu,… thì niềng răng chính là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Không chỉ mang lại hàm răng đều đẹp, nụ cười toả sáng, mà niềng răng còn giúp khách hàng ăn nhai tốt hơn, khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng, tiêu hoá.

Hiện nay, niềng răng được áp dụng ở rất nhiều nha khoa và bệnh viện răng hàm mặt trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, niềng răng cũng được các cơ quan y tế cho phép thực hiện, bởi hiệu quả cao và an toàn cho người điều trị.

Niềng răng chỉ sử dụng hệ thống khí cụ chuyên dụng: Mắc cài, dây cung, khay niềng,… gắn cố định lên bề mặt răng, giúp di chuyển những răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm một cách từ từ, chậm rãi. 

Thông thường, một liệu trình điều trị sẽ từ 1 - 2 năm và hoàn toàn không xâm lấn hay làm tổn thương mô nướu xung quanh răng. Hơn nữa, khác với bọc răng sứ, niềng răng không tác động đến men răng, không mài răng. Nhờ vậy răng thật được bảo tồn một cách tối đa. 

Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sở hữu nụ cười rạng rỡ như ý muốn ngay từ bây giờ, mà không cần lo lắng niềng răng có làm răng yếu đi không? Nhưng đòi hỏi trước hết là cần đến nha khoa uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và sử dụng khí cụ chất lượng tốt.

Niềng răng chính là giải pháp tối ưu nhất giúp khắc phục các tình trạng răng, hàm sai lệch

Thực tế, niềng răng có làm răng yếu đi không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, kỹ năng khi điều chỉnh lực kéo của bác sĩ, cũng như khí cụ điều trị và cách chăm sóc, bảo vệ của chính chúng ta. Trừ khi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… răng hàm có thể sẽ bị yếu đi sau khi niềng răng. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng làm răng yếu đi

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến niềng răng có thể làm răng yếu đi và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của răng hàm:

1/ Gắn khí cụ sai kỹ thuật

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc răng yếu bị đi sau khi niềng. Bác sĩ gắn mắc cài không đúng kỹ thuật, dây thun không tạo ra lực kéo chuẩn sẽ khiến răng di chuyển lệch lạc, sai hướng và chân răng trở nên yếu hơn bình thường, thậm chí khó ăn nhai.

2/ Không điều trị các bệnh răng miệng trước

Trước khi niềng răng, nếu không điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng…Trong quá trình thực hiện vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi gây bệnh lý nặng hơn, cộng với lực kéo do các khí cụ tác động sẽ làm răng dễ bị lung lay.

3/ Dùng lực kéo quá mạnh

Các bác sĩ tay nghề kém hoặc quá hấp tấp trong việc muốn đạt được kết quả nhanh hơn, nên tác động lực kéo quá mạnh, không chỉ khiến răng yếu đi, mà còn có thể gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng, sai lệch khớp cắn, thậm chí tiêu ổ xương răng và làm răng nhanh rụng. 

4/ Điều chỉnh lực kéo quá sớm hoặc quá trễ

Thay thun hoặc điều chỉnh lực kéo quá sớm hoặc quá trễ, cũng gây tác động xấu đến xương hàm và khiến răng bị suy yếu, tổn thương. Nhiều trường hợp vừa không đạt được hiệu quả như ý, lại làm răng ê buốt kéo dài, khó ăn nhai và vệ sinh hàng ngày.

Răng bị yếu đi sau khi niềng xuất phát từ nhiều nguyên nhân

5/ Dùng khí cụ kém chất lượng

Để kiếm lời bất chính, một số nha khoa thiếu uy tín đã mua những loại khí cụ có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ để sử dụng cho khách hàng của mình. Trong quá trình điều trị, không tạo ra lực kéo chuẩn và ổn định, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: Giảm hiệu quả, mất nhiều thời gian, răng hàm bị tổn thương và yếu đi….

6/ Không đeo khí cụ duy trì

Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định chúng ta đeo hàm duy trì từ 3 - 6 tháng, để giúp răng hàm ổn định vị trí, đảm bảo hiệu quả sau quá trình chỉnh nha được lâu dài. Tuy nhiên, một số người vì thiếu kiên trì và quá nôn nóng đã không đeo, hoặc đeo với thời gian chưa đủ,… khiến răng xô lệch, xấu hơn ban đầu và suy yếu.

7/ Ăn đồ ăn quá cứng

Ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến quá trình niềng răng. Thực tế, những người không tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ, thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc quá dẻo, kết quả điều trị sẽ giảm đi, mất nhiều thời gian hơn, do răng hàm bị tổn thương.

8/ Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng không kỹ, mảng bám tích tụ nhiều, gây sâu răng, viêm nướu,... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng làm răng yếu đi. Bên cạnh đó, đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải sai cách, khiến chân răng suy yếu và làm bung mắc cài, dây cung,… cũng tác động tiêu cực đến hiệu quả.

9/ Có nhiều thói quen xấu

Niềng răng có làm răng yếu đi khi chúng ta có những thói quen xấu như: Mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút, thở bằng miệng và dùng răng bật nắp chai…

Những thói quen xấu khi vệ sinh răng miệng, ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến răng bị yếu sau khi niềng

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng để răng chắc khỏe

Nhằm giúp răng chắc khoẻ, không bị yếu đi và đạt được hiệu quả cao nhất với thời gian nhanh chóng, bạn hãy ghi nhớ những cách chăm sóc răng miệng và lưu ý khi niềng răng dưới đây:

1/ Trước khi niềng răng

  • Chọn nha khoa uy tín, chuyên về niềng răng - chỉnh nha, đã từng thực hiện thành công cho nhiều khách hàng, có bác sĩ giỏi, trang bị đầy đủ máy móc hiện đại và đặc biệt là máy X-quang để giúp chẩn đoán chính xác. Đồng thời, áp dụng chi phí hợp lý, có cam kết về hiệu quả và chăm sóc khách hàng chu đáo.

  • Chọn phương pháp pháp niềng răng phù hợp. Để tiết kiệm tài chính bạn có thể chọn niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn và cũng có giá cao hơn. Còn niềng răng không mắc cài invisalign tuy chi phí lớn nhưng với ưu điểm là khay niềng trong suốt rất khó nhận biết, có thể tháo ra dễ dàng khi ăn hoặc vệ sinh.

  • Điều trị tất cả các bệnh lý về răng miệng trước khi tiến hành niềng răng như:  Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng, vôi răng…

Trước khi niềng răng cần phải cân nhắc, lựa chọn nha khoa uy tín, có cơ sở vật chất đầy đủ,...

2/ Trong quá trình niềng răng

  • Khi đeo niềng răng, bạn nên có một thực đơn ăn uống cho người niềng răng hợp lý. Không ăn những thực phẩm quá cứng, quá dẻo, quá dai hoặc quá lạnh, quá nóng. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, nước uống có gas, bia, rượu, cafe và ưu tiên thực phẩm được nấu chín kỹ, mềm như: Cháo, súp, sữa, cơm mềm, thịt hầm,….

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 4 - 5 lần/ ngày, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và mỗi lần ăn uống. Dùng bàn chải chuyên dụng, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hết những mảng bám, thức ăn tích tụ xung quanh bề mặt răng, kẽ răng, mắc cài. Tuyệt đối không đánh răng quá mạnh hay chà sát, nhằm tránh trường hợp răng yếu đi, bung mắc cài.

  • Tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thay dây cung, dây thun, điều chỉnh lực kéo theo kế hoạch và phát hiện sớm những bất thường, từ đó khắc phục kịp thời.

  • Tránh tham gia các hoạt động quá mạnh, bóng chuyền, đá banh,… và tốt nhất hãy hỏi thăm ý kiến bác sĩ. Bởi khi chúng ta hoạt động mạnh, không kiểm soát có thể làm bung mắc cài, khay niềng.

  • Từ bỏ các tật xấu gây hại cho răng, khiến răng yếu đi khi niềng, như: Mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút, thở bằng miệng và dùng răng bật nắp chai,… 

Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tạo thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống lành mạnh

3/ Sau khi niềng răng

  • Đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo đủ thời gian đeo hàm duy trì và không tự ý dừng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ, nhằm đảm bảo răng hàm được ổn định, duy trì hiệu quả tốt nhất và tránh tình trạng yếu đi, xô lệch về vị trí cũ.

  • Trong quá trình đeo hàm duy trì, chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và thực hiện 2 - 3 lần. Làm sạch kỹ lưỡng mảng bám và xung quanh khí cụ duy trì.

  • Thời gian đầu sau khi tháo niềng không ăn đồ ăn quá cứng, dai, dẻo hoặc quá nóng, quá lạnh và nên dùng thực phẩm mềm, được nấu kỹ.

  • Từ 4 - 6 tháng sau khi niềng răng, bạn nên đi khám răng định kỳ để giúp bác sĩ theo dõi và phát hiện những bất thường như: Mắc phải bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu, vôi răng… cũng như theo dõi xem có tình trạng răng di chuyển về vị trí cũ hay không. Nhờ vậy sẽ khắc phục sớm, hạn chế thấp nhất biến chứng.

Đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ sau khi tháo niềng răng

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được "Niềng răng có làm răng yếu đi không?" và cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng để răng chắc khỏe. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay với nha khoa Teennie!

Răng hô, móm, thưa, mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh và sai khớp cắn hở, chéo, đối đỉnh, ngược, sâu… gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin, làm nụ cười kém duyên, khuôn mặt mất cân đối và cản trở những thành công trong cuộc sống. Hơn nữa, còn dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, răng miệng và phát âm không chuẩn… 

Vì vậy, đừng chần chừ nữa, hãy để nha khoa Teennie giúp thay đổi diện mạo với hàm răng đều đẹp cùng nụ cười rạng rỡ. Nha khoa Teennie là đơn vị chuyên thực hiện các dịch vụ niềng răng, chỉnh nha với chất lượng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Để mang lại kết quả tốt nhất và làm hài lòng tất khách hàng, chúng tôi đã quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, có cam kết hiệu quả và chính sách bảo hành tốt nhất.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic - Nha Khoa Học Đường