Kiến thức nha khoa

Sở hữu răng khểnh có phải điều may mắn? Và có nên niềng hay không?

“Có răng khểnh cười duyên lắm!” đó là quan niệm về cái đẹp khá phổ biến của nhiều người Việt, răng khểnh tạo cho nụ cười sự duyên dáng, dễ gần, dễ có cảm tình…Có những trường hợp răng khểnh mọc chệch ra ngoài, đứng riêng lẻ và không thẳng hàng với cung hàm nên sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn nhai, vệ sinh. Vậy có nên niềng răng khểnh để cải thiện chức năng của hàm răng về lâu dài không?

unnamed file 2945

Răng khểnh là gì? Quan niệm nhiều người về răng khểnh

1. Răng khểnh là gì?

Răng khểnh thực chất là một chiếc răng nanh bị mọc lệch ra ngoài so với cung hàm, hình thành trong quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng khểnh tạo cho người sở hữu một nét duyên ngầm độc đáo, cá tính, thu hút nên đối với nhiều người có được răng khểnh là một sự may mắn.

Một người có thể sở hữu từ 1 đến 2 răng khểnh cùng lúc, thường chỉ khi nằm ở hàm trên thì chiếc răng nanh mọc lệch đó mới được gọi là răng khểnh.

unnamed file 2946

Tại sao lại có răng khểnh? Không phải ai cũng sở hữu răng khểnh trừ một số trường hợp như:

  • Di truyền từ người thân trong gia đình, nếu thế hệ đi trước như ông bà, bố mẹ có răng khểnh thì con cái sẽ có khả năng mọc răng khểnh rất cao.
  • Do ảnh hưởng từ các tật xấu từ nhỏ như đẩy lưỡi, nghiến răng, mút ngón tay….khiến cho cung hàm bị xô lệch, vị trí mọc răng nanh bị hẹp, dẫn đến răng nanh bị mọc ngược ra và tạo nên răng khểnh.
  • Do răng nanh vĩnh viễn bị mọc quá sớm hoặc quá trễ, thời gian lý tưởng để răng nanh vĩnh viễn mọc là từ 10 – 12 tuổi, nhưng nếu mọc trước hoặc sau thời điểm này có khả năng sẽ bị các răng khác mọc chen chúc, chiếm mất vị trí của răng nanh sữa, do đó răng nanh vĩnh viễn sẽ bị mọc ngược ra ngoài hoặc vào trong.

2. Quan niệm nhiều người về răng khểnh

Đối với nhiều người Việt, ai sở hữu răng khểnh là điều rất may mắn vì giúp người sở hữu có được một nụ cười duyên dáng, khuôn mặt trở nên trẻ trung, dễ gần, có nét duyên ngầm khiến người đối diện dễ có cảm tình hơn.

Răng khểnh là yếu tố thẩm mỹ khá được ưa chuộng ở các nước châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, nhiều người còn đi thẩm mỹ để được sở hữu chiếc răng khểnh.

unnamed file 2947

Trong quan niệm về phong thủy, răng khểnh đại diện cho tính cách quyết đoán, kiên trì, ai sở hữu sẽ dễ dàng thăng tiến trong công việc.

Mặc dù được ưa chuộng ở châu Á là thế, nhưng ngược lại ở phương tây, răng khểnh lại bị xem là một sự khiếm khuyết, đại diện cho điều không may mắn vì khiến người ta liên tưởng đến ma cà rồng. Ngoài ra, họ cũng xem việc có răng khểnh sẽ khiến cuộc sống không được suôn sẻ, do đó người phương tây yêu thích một hàm răng đều đặn hơn.

3. Răng khểnh trong Y học có ý nghĩa thế nào? 

Trong cuộc sống đời thường, răng khểnh có nhiều ý nghĩa là thế, nhưng răng khểnh trong Y học lại chỉ đơn giản là một chiếc răng mọc bị lỗi.

Dưới góc nhìn nha khoa, việc sở hữu một chiếc răng khểnh cho thấy răng nanh của bạn đã mọc lệch không đúng trình tự trên cung hàm, sai khớp cắn.

unnamed file 2948

Theo nha sĩ, răng nanh giữ vai trò cắn xé thức ăn, nếu răng nanh bị khểnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khiến các răng kế cận phải chịu lực thay cho răng khểnh, dễ bị yếu đi sớm.

Chưa kể răng khểnh còn khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn, vi khuẩn dễ tích tụ ở các kẽ răng, khi gặp va đập răng khểnh có khả năng gãy, vỡ cao hơn các răng còn lại, nên tuổi thọ của răng có thể không cao bằng các răng còn lại.

Đối với các trường hợp răng khểnh mọc quá lệch lạc, gây ảnh hưởng nhiều đến răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung, nha sĩ sẽ tư vấn bạn nên niềng răng khểnh.

Có nên niềng răng khểnh không? Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?

Răng khểnh cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người, đối với các trường hợp răng khểnh lệch nhẹ, vẫn còn nằm trên cung hàm và không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai thì có thể không cần niềng.

Tuy nhiên đối với các trường hợp răng khểnh mọc chệch cao, nằm một mình và tạo kẽ 3 với các răng kế cận gây ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng và sự tự tin thì nên niềng răng khểnh càng sớm càng tốt.

Các trường hợp răng khểnh mọc lệch nặng và cao sẽ khiến các răng kia bị xô lệch, mọc hướng vào trong, gây lệch khớp cắn với hàm dưới. Khi ăn nhai thức ăn dễ bị nhét vào kẽ 3 gây khó chịu, thậm chí ê nhức, đôi khi mảnh vụn cứng ghim vào phần kẽ sẽ rất khó lấy ra.

Phần kẽ mà răng khểnh tạo ra với các răng kề cận lâu ngày không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ sinh sôi vi khuẩn, gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, tiêu xương răng…nếu không được phát hiện sớm sẽ bị mất răng, vùng răng khểnh lại càng mất thẩm mỹ hơn.

Không phải răng khểnh nào cũng khiến người sở hữu tự tin, những trường hợp răng khểnh mọc cao như trên còn khiến nụ cười bị mất thẩm mỹ, làm người có răng khểnh bị ngại ngùng, không dám cười lớn, sợ bị lộ khuyết điểm răng lệch.

Nên so với sự thẩm mỹ mà răng khểnh mang lại thì răng khểnh có thể gây ra nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt lẫn cuộc sống về lâu dài. Để trả lời cho câu hỏi có nên niềng răng khểnh không thì tốt nhất bạn hãy đến nha khoa uy tín để được nha sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng răng để có sự tư vấn cụ thể nhất.

1. Niềng răng giữ lại răng khểnh có được không?

Nhiều bạn khi đi niềng răng thẩm mỹ vẫn bày tỏ mong muốn được giữ lại răng khểnh như một nét riêng của bản thân, theo các nha sĩ chuyên khoa, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng phải được tư vấn và điều trị bởi các nha sĩ có chuyên môn cao.

unnamed file 2949

Ngoài đảm bảo sự thẩm mỹ, khi niềng răng khểnh các nha sĩ cũng đặc biệt ưu tiên cải thiện chức năng ăn nhai, tăng sự chắc khỏe cho răng về lâu dài. Do đó, các nha sĩ vẫn dành lời khuyên nên bỏ răng khểnh đi để giữ được sức khỏe răng miệng, giúp khớp cắn của hai hàm được chuẩn xác, đảm bảo sức nhai cho hàm răng, đó là điều sẽ theo bạn đến cuối đời.

Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng khểnh có thể giúp bạn cân bằng được sự thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai cho răng miệng.

2. Các phương pháp niềng răng khểnh

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng cổ điển nhất vì được ứng dụng đầu tiên so với các phương pháp khác, đến hiện nay vẫn còn rất hiệu quả với chi phí thấp nhất. Có hai hình thức niềng răng mắc cài kim loại là: niềng răng mắc cài kim loại dây thẳng truyền thống và niềng răng mắc cài kim loại dây thẳng tự động.

Hình thức niềng răng này sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung bằng hợp kim Niken – Titanium để thực hiện điều chỉnh răng chọc lệch, lộn xộn về đúng cung hàm chuẩn.

unnamed file 2950

Mắc cài sẽ được gắn vào răng khểnh và các răng còn lại, sau đó dùng dây cung để kết nối các mắc cài giữa các răng và sử dụng dây thun hoặc mắc cài tự động để siết dây cung, kéo các răng về đúng vị trí.

Có chi phí thấp nhất nên niềng răng mắc cài kim loại không tập trung nhiều vào yếu tố thẩm mỹ trong quá trình niềng, khi người khác nhìn vào sẽ thấy hàng kim loại trên răng, đôi khi khiến người niềng răng ngại ngùng khi cười nói.

Niềng răng mắc cài sứ

Với cấu tạo và cơ chế hoạt động tương đương mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ cũng được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều năm qua. Niềng răng mắc cài sứ cũng có hai hình thức là: niềng răng mắc cài sứ dây thẳng truyền thống và niềng răng mắc cài sứ dây thẳng tự động.

unnamed file 2951

Tuy nhiên niềng răng mắc cài sứ có độ thẩm mỹ cao hơn nhờ mắc cài được chế tạo từ sứ siêu bền đồng màu với màu răng tự nhiên, do đó khi nhìn vào răng niềng sẽ thẩm mỹ, ít nặng nề hơn khi dùng mắc cài kim loại, nhờ vậy người niềng răng cũng tự tin cười nói, giao tiếp hơn.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt Invisalign, là hình thức niềng răng có tuổi đời trẻ nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng.

Niềng răng không mắc cài bắt đầu phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây nhờ sự thẩm mỹ và tiện lợi mà nó mang lại.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách nha sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm của bạn, sau đó đưa lên phần mềm phân tích chuyên dụng và gửi mẫu hàm qua công ty mẹ ở Mỹ để thực hiện đúc khuôn hàm bằng nhựa trong suốt cao cấp, mẫu hàm sẽ được gửi về Việt Nam và bạn sẽ được nha sĩ hướng dẫn sử dụng.

unnamed file 2952

Hàm trong suốt sẽ được điều chỉnh theo lộ trình điều trị và thay đổi dần theo cung hàm của người niềng qua từng giai đoạn.

Niềng răng trong suốt Invisalign được nhiều người trong giới nghệ sĩ ưa chuộng vì mang lại độ thẩm mỹ cao, niềng như không niềng, rất khó bị phát hiện, dễ dàng vệ sinh, đồng thời có thể áp dụng lên các trường hợp răng mọc phức tạp. Với những tiện ích mà niềng răng trong suốt mang lại thì giá thành của phương pháp này cũng cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng.

3. Niềng răng khểnh giá bao nhiêu?

Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn mọc lộn xộn, phức tạp nặng hay nhẹ. Ở hầu hết các nha khoa, khi tình trạng răng khểnh mọc càng chệch nhiều, các răng quá lộn xộn thì chi phí niềng răng khểnh càng cao.

Tại nha khoa Teennie, chi phí niềng răng khểnh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ phức tạp của răng miệng khách hàng khi niềng, phương pháp niềng răng mà bạn chọn, sức khỏe răng miệng tổng quát của bạn. Cụ thể như sau:

  • Chi phí niềng răng khểnh mắc cài kim loại dao động từ: 24 – 55 triệu đồng.
  • Chi phí niềng răng khểnh mắc cài sứ dao động từ: 39 – 68 triệu đồng.
  • Chi phí niềng răng khểnh không mắc cài Invisalign dao động từ: 95 – 115 triệu đồng.

Với mong muốn giúp nhiều bạn trẻ có thể tiếp cận phương pháp niềng răng, thay đổi bản thân từ sớm, nha khoa Teennie luôn có nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho các bạn, ngoài ra Teennie cũng có hình thức thanh toán theo đợt giúp bạn linh hoạt hơn trong việc chi trả, yên tâm suốt quá trình niềng răng.

Quy trình niềng răng khểnh tại Teennie 

Để bạn nắm rõ hơn về tiến trình niềng răng khểnh và có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý trước khi niềng răng, có thể tham khảo qua quy trình niềng răng khểnh tại Teennie:

unnamed file 2953

Bước 1: Khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và điều trị tổng quát

Tại Teennie, trước khi niềng răng, bạn sẽ được đội ngũ nha sĩ có bề dày kinh nghiệm, tay nghề cao thăm khám tổng quát và thông báo về tình trạng sức khỏe răng miệng, sau đó nha sĩ sẽ tư vấn cụ thể và đưa ra các biện pháp xử lý tình trạng răng miệng tổng quát trước khi niềng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, sớm có hiệu quả.

Tiếp đến bạn sẽ được chụp phim X-Quang 3D trong miệng, ngoài mặt để nha sĩ có thể nhìn tình trạng, cấu trúc xương hàm, răng miệng, lấy dấu mẫu hàm để lên kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng răng khểnh của bạn.

Bước 2: Giai đoạn gắn khí cụ

Nha sĩ sẽ tiến hành gắn một số loại khí cụ trước như: gắn dây thun tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu….để giúp quá trình đeo mắc cài sau này diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.

Bước 3: Tiến hành gắn các mắc cài 

Ở bước này nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và bề mặt răng sạch sẽ để gắn mắc cài lên từng răng, sau đó đặt dây cung vào rãnh các mắc cài, cố định lại bằng dây thun hoặc nếu mắc cài tự đóng thì không cần dùng dây thun.

Khi dây cung đã nằm cố định trong rãnh, nha sĩ sẽ điều chỉnh lực vừa đủ để tác động lực lên răng bắt đầu chạy dần theo phác đồ điều trị.

Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ cho đến khi kết thúc liệu trình

Khi niềng răng bạn sẽ cần tái khám và theo dõi định kỳ trung bình 1 tháng/lần đối với những trường hợp bình thường hoặc theo chỉ định của nha sĩ.

Vào các ngày tái khám, nha sĩ sẽ tiến thành thay dây thun (nếu có), dây cung môi, tăng lực siết hàm để kéo răng theo phác đồ điều trị. Ngoài ra nha sĩ cũng vệ sinh tổng quát để răng miệng luôn khỏe mạnh trong suốt quá trình niềng răng.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì 

Lúc các răng đã về đúng vị trí, đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn về thẩm mỹ, khít sát, khớp cắn vừa vặn, cung hàm đẹp chuẩn…nha sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và cho bạn đeo hàm duy trì trong một thời gian nhất định để theo dõi và đảm bảo độ ổn định của hàm mới.

Bạn vẫn cần tái khám và thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn của nha sĩ nghiêm ngặt thêm một thời gian để đảm bảo sự vững chắc của răng đã niềng.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook