Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đeo hàm duy trì để ổn định hàm răng. Vậy đeo hàm duy trì có bị ê răng?
Tại sao cần đeo hàm duy trì?
Theo các chuyên gia, việc đeo hàm duy trì rất có lợi cho răng sau niềng. Nhiều người thường chủ quan không đeo hàm theo hướng dẫn của bác sĩ, điều này sẽ làm cho răng quay về tình trạng ban đầu và tăng nguy cơ xô lệch trong quá trình ăn uống. Hàm duy trì giúp răng thích nghi với sự thay đổi của việc niềng răng.
Để đạt kết quả như mong muốn, người bệnh cần đeo hàm duy trì khoảng 9-12 tháng sau khi tháo mắc cài. Hàm duy trì cần được đeo liên tục cả ngày và đêm trong tháng đầu tiên sau khi tháo niềng răng.
Các loại hàm duy trì
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định là loại hàm sử dụng đoạn kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt sau của răng. Để đeo hàm duy trì cố định, người bệnh cần được đánh giá khớp cắn kỹ càng trước khi thực hiện. Hàm duy trì cố định có ưu điểm vượt trội trong việc cố định răng. Tuy nhiên, hàm duy trì cố định sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh, dễ mắc bệnh sâu răng và dễ bong trong việc ăn uống.
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì tháo lắp được thực hiện bằng khay nhựa trong suốt mang lại tính thẩm mỹ cao, người bệnh có thể tự tin đeo hàm 24/24 mà không cần lo ngại. Hàm duy trì tháo lắp mang lại thuận tiện trong việc vệ sinh và ăn uống. Hàm duy trì tháo lắp kim loại cũng dễ dàng sử dụng nhưng không mang lại tính thẩm mỹ do lộ dây cung. Tuy nhiên, đeo hàm duy trì kim loại phù hợp với mọi trường hợp chỉnh nha.
Tại sao đeo hàm duy trì lại bị ê răng?
Người bệnh có thể gặp tình trạng ê răng trong quá trình đeo hàm duy trì. Điều này có thể do một số nguyên nhân như hàm duy trì quá chặt, lực siết quá mạnh khiến các răng bị siết vào nhau và gây ê răng; vệ sinh răng miệng không đúng cách; răng mắc một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu và viêm nướu; răng gặp chấn thương do tác động bên ngoài.
Để cải thiện tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì, người bệnh có thể sử dụng gel chống ê buốt bôi lên bề mặt răng, sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, chú ý trong việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ cải thiện một phần nào. Do đó, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Ê răng là tình trạng khá bình thường và có thể là dấu hiệu của việc đeo hàm duy trì không đúng cách. Tình trạng này có thể khắc phục, do đó, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả trong việc điều trị ê răng khi đeo hàm duy trì.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680