Kiến thức nha khoa

Răng mọc ngầm có nguy hiểm gì không?

Tình trạng răng mọc ngầm không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra biến chứng nếu không được phát hiện và theo dõi kỹ càng.

unnamed file 2624

Răng mọc ngầm là tình trạng răng không thể mọc lên hoàn toàn, điều này có thể gây ra một số vấn đề răng miệng như sưng nướu, chèn ép các răng xung quanh. Vậy răng mọc ngầm có gây nguy hiểm gì không? Hãy cùng nha khoa Teennie tìm hiểu về tình trạng răng mọc ngầm nhé!

Răng mọc ngầm là gì?

Răng mọc ngầm là do răng không thể mọc xuyên qua nướu hay kẹt trong xương hàm. Trong một số trường hợp, răng có thể mọc ngầm một phần, phần còn lại xuyên qua nướu và mô xương hàm. Trẻ em cũng có thể gặp tình trạng này trong quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa không rụng hay u nang làm chặn hướng mọc răng vĩnh viễn. Khi đó, răng mọc không đúng vị trí và không nhô lên khỏi nướu.

Răng mọc ngầm không gây triệu chứng cụ thể mà chỉ có thể phát hiện khi tiến hành chụp X-quang. Trong một số trường hợp, răng mọc ngầm có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Nướu sưng đỏ và chảy máu.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Khó khăn trong việc mở miệng.
  • Đau nhức khi mở miệng, nhai và cắn thức ăn.

unnamed file 2625

Răng mọc ngầm do đâu?

Theo các chuyên gia, răng mọc ngầm có thể xuất hiện nếu cung hàm không còn đủ chỗ cho răng mọc lên. Một số nguyên nhân có thể khiến cung hàm không đủ chỗ cho răng mọc là do di truyền hay sử dụng phương pháp chỉnh nha.

Răng khôn là chiếc răng dễ mọc ngầm nhất, răng này thường mọc trong độ tuổi từ 17-21. Trong một số trường hợp, răng khôn có thể mọc sớm hơn hay muộn hơn. Răng khôn mọc ngầm thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ răng miệng.

Răng nanh là chiếc răng dễ mọc ngầm thứ hai trên cung hàm. Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn nên sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác thay vì nhổ bỏ răng.

unnamed file 2626

Răng mọc ngầm gây ra biến chứng gì?

Răng mọc ngầm hoàn toàn trong nướu và xương hàm nên không thể làm sạch và chăm sóc kỹ càng. Với những chiếc răng mọc ngầm một phần, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Do đó, răng mọc ngầm có thể tăng nguy cơ gặp bệnh lý răng miệng như:

  • Mắc bệnh sâu răng.
  • Nhiễm trùng nướu và xương hàm.
  • Răng mọc ngầm chèn ép các răng xung quanh.
  • Xuất hiện u nang làm hỏng chân răng của các răng xung quanh.
  • Răng mọc ngầm hấp thụ mất dưỡng chất và khoáng chất của xương và các răng khác.
  • Gặp bệnh lý về nướu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng mọc ngầm hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook