Kiến thức nha khoa

Tìm hiểu ngay: Đang niềng răng có hôn được không?

Niềng răng có hôn được không? là thắc mắc của rất nhiều người chuẩn bị niềng răng hoặc trong thời gian điều trị nhất là đối với những người sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, có vài nỗi lo sợ như va chạm làm lệch mắc cài hoặc trầy xước. Mà đối với các cặp vợ chồng hoặc những bạn trẻ đang yêu, nụ hôn chính là hành động lãng mạn nhất thể hiện tình cảm và được trao cho nhau thường xuyên. Chính vì thế Teennie đã tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây, mọi người cùng theo dõi nhé!

unnamed file 994

Những tác động của niềng răng đến cuộc sống thường ngày

Khi niềng răng, các bác sĩ tiến hành gắn những loại khí cụ chuyên dụng như: mắc cài, dây cung, khay niềng, thun, minivis, khâu, band… vào trực tiếp lên răng hàm. Sau 1 – 2 năm chúng ta sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp, hài hoà, cho nụ cười toả sáng và ăn nhai tốt hơn. Phương pháp này khắc phục hiệu quả tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc, khấp khểnh và sai khớp cắn hở, ngược, sâu, chéo, đối đỉnh…

Trong thời gian đầu niềng răng, do chưa quen với sự hiện diện của khí cụ chỉnh nha, nên bạn sẽ phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống thường ngày:

  • Trong 1 tuần đầu tiên sau khi niềng răng, bạn có thể thấy hơi đau nhức, ê nhẹ, khó chịu. Bởi khí cụ đang tác động một lực để điều chỉnh răng về đúng vị trí.

  • Không được ăn đồ ăn quá dai, quá cứng, quá dẻo… Vì có thể khiến mắc cài và dây cung bung ra, làm răng chạy xô lệch.

  • Mất nhiều thời gian hơn trong việc vệ sinh răng miệng, do bị hạn chế bởi khí cụ. Sau khi dùng bàn chải thường, cần sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để đảm bảo răng miệng sạch sẽ hoàn toàn.

  • Trong quá trình ăn uống, thức ăn dễ giắt vào kẽ răng và xung quanh mắc cài, gây khó chịu.

  • Những người niềng răng thường ăn chậm hơn người bình thường, nhất là trong trường hợp mới thực hiện.

  • Mắc cài gây cộm miệng, khi chưa chưa quen sẽ khó phát âm và một số bạn có cảm giác lưỡi bị ngắn, nói ngọng 1 số từ như s, x, ch, tr…

unnamed file 995

Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần đến hơn 1 tháng, chúng ta bắt đầu làm quen dần và không còn cảm giác đau đớn, khó chịu hay cộm cấn. Từ đó, có thể thoải mái ăn nhai, vệ sinh răng miệng hay giao tiếp hơn.

Giải đáp thắc mắc: Niềng răng có hôn được không?

Niềng răng có hôn được không? là một câu hỏi tế nhị nhưng thực tế nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trên công cụ tìm kiếm Google khi Search “Niềng răng có hôn được không?” sẽ hiện ra 200.000 kết quả chỉ trong chưa đầy 0,47 giây.

Bởi vì, phần lớn những người niềng răng đang trong độ tuổi vị thành niên và trưởng thành, đã hoặc chuẩn bị có vợ/ chồng, người yêu. Trong đó, nụ hôn là điều không thể thiếu, để thể hiện tình cảm lứa đôi và được trao cho nhau thường xuyên.

Khi niềng răng, hàm răng gắn xung quanh những loại khí cụ, mắc cài, dây cung… nên rất nhiều người sợ hôn sẽ khiến chúng bị rơi, rớt, thậm chí nuốt phải xuống bụng. Một số bạn cũng nghĩ việc hôn ảnh hưởng tới tiến trình di chuyển của răng, làm răng mọc xô lệch, không tốt cho kết quả.

Theo các bác sĩ, câu trả lời cho câu hỏi “Niềng răng có hôn được không?” là CÓ. Hoàn toàn không gây bất cứ nguy hiểm nào hay tác động xấu đến hiệu quả điều trị.

unnamed file 996

  • Nếu niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ vì khí cụ gắn ở mặt ngoài nên trong quá trình yêu thương bạn có thể cảm thấy hơi bất tiện một chút, không thoải mái như bình thường, nhưng dần dần sẽ quen ngay thôi.

  • Trường hợp niềng răng bằng khay niềng invisalign, bạn không phải bận tâm “Niềng răng có hôn được không?”. Vì khay niềng rất tiện lợi, có thể tháo ra lắp vào khi cần thiết.

  • So với niềng răng mặt ngoài, niềng răng mặt trong thoải mái hôn nhau hơn. Do các mắc cài gắn cố định phía sau của răng, không tạo bất sự vướng víu hay cản trở nào khi hai người thể hiện tình cảm.

Những lưu ý khi hôn của những người đang trong quá trình niềng răng

Tốt nhất nên hôn bằng môi nhiều hơn, nhằm tránh tình trạng va chạm liên tục đến răng và lưỡi, có thể khiến đối phương cảm thấy đau đớn.

Trong quá trình yêu thương, hãy thật nhẹ nhàng, từ tốn và chậm rãi. Đừng nóng vội, hấp tấp, làm cho nụ hôn ngọt ngào của bạn sẽ không còn mà thay vào đó là sự lo lắng và khó chịu.

Dùng thêm sáp nha khoa giúp cho mắc cài đỡ phần nào cảm giác vướng víu.

Không hôn nhau trong thời gian đầu mới niềng răng, hoặc chạm môi nhẹ. Vì lúc này răng hàm đang rất nhạy cảm, hơi ê buốt, khó chịu và còn “mới lạ” với sự xuất hiện của mắc cài hoặc khay niềng.

unnamed file 997

Hãy giữ tâm lý thật thoải mái, cho tâm trạng của mình thả lỏng hoàn toàn để có được những giây phút thăng hoa trong tình yêu. Không nên chú ý và lo lắng về vấn đề niềng răng, hoặc sợ mắc cài rơi ra, răng xấu đi… khiến cho hai người thiếu đi sự tự nhiên, gượng gạo.

Ngoài ra, đừng quên vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi ăn uống, dùng thêm nước súc miệng cho hơi thở thơm tho, sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được “Đang niềng răng có hôn được không?”. Bên cạnh đó, một số lưu ý nho nhỏ mà Teennie bật mí hy vọng sẽ giúp bạn thoải mái và dễ dàng hơn trong việc thể hiện tình cảm với vợ/ chồng hoặc người yêu.

Nếu đang có nhu cầu niềng răng và mong muốn được tư vấn, thăm khám, giải đáp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ ngay với Teennie nhé. Hiện nay, nha khoa Teennie đang là một trong những địa chỉ niềng răng uy tín, hàng đầu tại Tp.HCM, được hàng ngàn khách hàng tin tưởng, lựa chọn.

Với thế mạnh về đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại, quy trình đạt chuẩn và ứng dụng phương pháp điều trị tiên tiến, nha khoa Teennie chính là sự lựa chọn tin tưởng, để đồng hành cùng bạn chinh phục nụ cười mơ ước, với hàm răng chuẩn tỷ lệ vàng.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook