Hiện nay, rất nhiều người bị móm, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và làm răng kém đều đẹp, hơn thế nữa còn làm chúng ta dễ mắc những bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy bị móm do đâu, tác hại như thế nào và nên điều trị bằng phương pháp nào mang lại hiệu quả cao nhất?
Bị móm do những nguyên nhân nào?
Bị móm là một dạng sai lệch về răng và khớp cắn khá phổ biến, được biểu hiện bằng việc khi khép miệng thì răng hàm dưới phủ lên răng hàm trên, cằm chìa ra trước. Đặc biệt, khi nhìn nghiêng chúng ta sẽ thấy sự mất cân đối rõ rệt.
- Có 3 trường hợp bị móm đó là:
- Bị móm do răng: Răng ở hàm dưới sẽ ở ngoài răng hàm trên và xương hàm vẫn phát triển bình thường.
- Bị móm do xương hàm: Trong khi răng mọc đúng vị trí, không sai lệch, nhưng hàm trên quá ngắn hoặc hàm dưới phát triển quá mức.
- Bị móm do cả răng và xương hàm: Đây là tình trạng mà cả răng và xương hàm đều gặp vấn đề, không chuẩn.
Theo thống kê của tổ chức y tế quốc tế, bị móm thường xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Di truyền: Trường hợp ông bà, cha mẹ bị móm, thì con cháu khi sinh ra tỷ lệ mắc phải lên đến 70%
- Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi,…thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị móm, mọc lệch lạc, không cân xứng.
Các tác hại khi bị móm gây ra
1/ Ảnh hưởng thẩm mỹ
Bị móm sẽ khiến hàm răng không đều đẹp, cho nụ cười kém duyên. Bên cạnh đó, với những trường hợp bị móm nặng còn khiến khuôn mặt biến dạng, không được cân đối và biến thành hình lưỡi cày. Hơn nữa, những người bị móm còn trông già hơn so với tuổi và da giãn quá mức gây lão hóa sớm.
2/ Tạo tâm lý mặc cảm
Do ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, với khuôn mặt không hài hòa và hàm răng lệch lạc, nên những người bị móm đều cảm thấy buồn phiền, mất tự tin và ngại giao tiếp. Bên cạnh đó, những trẻ bị móm từ sớm, lâu ngày hình thành tâm lý mặc cảm, rụt rẻ và cản trở sự thành công trong tương lai.
3/ Ăn nhai khó khăn
Khi răng cửa hàm trên và hàm dưới không cân đối với, chắc chắn việc ăn nhai cũng khó khăn và không thể diễn ra như người bình thường được. Đa phần những người bị móm đều đặn xé thức ăn khó khăn hơn, ăn chậm, thức ăn nhai không được kỹ, giảm cảm giác ngon miệng và hay cắn vào môi, gây đau đớn.
4/ Khó vệ sinh răng miệng hàng ngày
Trên thực tế, người bị móm sẽ khó vệ sinh răng miệng hàng ngày và đòi hỏi thời gian thực hiện dài hơn để có thể loại bỏ hết mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt răng. Bên cạnh đó, thức ăn cũng dễ giắt vào những kẽ răng mọc sai lệch, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ gây ra viêm nướu, sâu răng, chảy máu răng…và hôi miệng.
4/ Ảnh hưởng đến sức khỏe
Bị móm ăn nhai khó khăn và sai khớp cắn, sẽ khiến cơ thể không được khỏe mạnh và gặp phải những bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa, dạ dày, tim mạch, đau hoặc trật khớp thái dương hàm. Chính vì vậy, khi bị móm chúng ta đừng lơ là và chủ quan mà hãy tìm cho mình một biện pháp điều trị hiệu quả sớm nhất.
Niềng răng có hết móm không?
Nếu bị móm do hàm, thì phải phẫu thuật mới có thể khắc phục dứt điểm. Bên cạnh đó, trường hợp bị móm bởi sai lệch cả răng và hàm thì bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật, kết hợp niềng răng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Riêng bị móm do răng, niềng răng sẽ giúp điều chỉnh những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đẹp, cho nụ cười hài hòa và đảm bảo ăn nhai dễ dàng hơn. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sai lệch, phương pháp thực hiện và tay nghề bác sĩ mà thời gian niềng răng móm thường kéo dài từ 6 – 24 tháng.
Hiện nay, có 4 phương pháp niềng răng bị móm, bao gồm: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng không mắc cài Invisalign. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ chi phí thấp hơn, hiệu quả chỉnh răng cao do lực kéo ổn định. Riêng niềng răng mắc cài mặt trong và Invisalign thích hợp cho những người yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, giúp che dấu tốt.
Trên đây là những thông tin về bị móm do đâu, tác hại như thế nào và nên điều trị bằng phương pháp nào mang lại hiệu quả cao nhất? Hy vọng Teennie đã giúp bạn hiểu hơn và có sự lựa chọn tốt cho mình.