Nhiệt miệng ở má trong là tình trạng phổ biến gây cảm giác khó chịu, tuy nhiên, hiện tượng này do đâu và khắc phục ra sao?
Nhiều người thường thắc mắc tình trạng nhiệt miệng ở má trong do đâu và khắc phục như thế nào? Hãy cùng nha khoa Teennie tìm hiểu về những điều cần biết khi bị nhiệt miệng ở má trong nhé!
Nhiệt miệng ở má trong nhận biết như thế nào?
Nhiệt miệng ở má trong là những vết loét trên niêm mạc trong khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng nhiệt miệng ở môi, trên nướu, sàn miệng, rìa lưỡi hay mặt lưỡi. Khi bị nhiệt miệng ở má trong, người bệnh có thể thấy nốt nhiệt miệng hình dạng tròn, kích thước vài milimet, ở giữa có màu trắng sữa hay vàng. Nhiệt miệng ở bất kỳ chỗ nào cũng gây cảm giác khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nhiệt miệng ở má trong do đâu?
Nhiệt miệng ở má trong có thể do cơ thể bị nóng. Tuy nhiên, cơ thể gây nhiệt miệng vẫn chưa được làm rõ chính xác. Theo các chuyên gia, tình trạng nhiệt miệng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Cơ thể thiếu hụt vitamin B12, vitamin C, vitamin A, protein, axit folic, kẽm hoặc sắt.
- Dị ứng với thành phần natri lauryl sulfate có trong một số loại kem đánh răng, nước súc miệng.
- Kích ứng với các loại thực phẩm như cà phê, ca cao, phô mai, các loại hạt và trái cây họ cam quýt.
- Thay đổi nội tiết tố trong ngày hành kinh hay thai kỳ.
- Niêm mạc miệng bị tổn thương do đánh răng mạnh, tai nhạn khi chơi thể thao, sử dụng dụng cụ nha khoa, vô tình cắn phải má khi ăn thực phẩm cứng.
Tình trạng nhiệt miệng ở má trong không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và công việc hàng ngày. Trong trường hợp nhiệt miệng ở má trong thông thường, cách điều trị là ngừng tác nhân gây lở miệng, giảm đau nhức khó chịu và tạo điều kiện vết lở nhanh lành. Sau đây là những cách khắc phục tình trạng này hiệu quả:
- Tránh ăn thực phẩm cay, nóng, chua, mặn để vết nhiệt miệng nhanh lành.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hay dung dịch baking soda sau khi vệ sinh răng miệng, điều này giúp sát khuẩn hiệu quả.
- Ngậm đá viên giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau mềm và dễ nhai.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, protein.
- Sử dụng các loại thuốc bôi điều trị nhiệt miệng tại nhà.
- Nấu nước uống với các loại thảo dược như cỏ mực, cam thảo đất, rau má, đậu đen và râu bắp.
- Sử dụng dầu dừa, mật ong hay nước trà để kháng khuẩn, giảm cảm giác khó chịu.
Theo các chuyên gia, người bệnh có thể né tình trạng nhiệt miệng ở má trong bằng những biện pháp sau:
- Tránh tiêu thụ thực phẩm gây hại cho răng miệng và khoang miệng.
- Ăn uống đầy đủ để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, không gây tổn thương cho niêm mạc miệng.
- Thư giãn và tránh căng thẳng.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng nhiệt miệng ở má trong hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680