Hôi miệng là tình trạng khá khó chịu của nhiều người, tuy không gây ra nguy hiểm đến sức khoẻ, nhưng lại khiến cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gần như tình trạng hôi miệng sẽ khiến bạn rất tự ti mỗi lần giao tiếp. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để biết được nguyên nhân do đâu và cách trị hôi miệng hiệu quả nhất bạn nhé!
Thế nào là tình trạng hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng mà hơi thở có mùi khó chịu phát ra khi thở, giao tiếp. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là ở những người trưởng thành và người lớn tuổi.
Nếu cảm thấy bản thân có vấn đề về hơi thở, hãy thử hỏi người thân hoặc bạn bè xung quanh để có câu trả lời khách quan nhất. Hoặc tự kiểm tra bằng cách úp lòng bàn tay lại sau đó thở ra bằng miệng rồi hửi mùi trong lòng bàn tay xem có mùi khó chịu hay không. Ngoài ra, cũng có thể đến các cơ sở chuyên khoa có trang bị máy halimeter, ngửi mùi trên chỉ nha khoa để xác định xem hơi thở của mình như thế nào.
Mặc dù chứng hôi miệng mặc dù không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe, thực tế tình trạng này lại tác động rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý người mắc phải. Đặc biệt là những người thường xuyên giao tiếp, gặp gỡ nhiều người như: giáo viên, thuyết trình viên, ca sĩ, dược tá bán thuốc, người bán hàng, nhân viên văn phòng,…
Hầu hết người bị hôi miệng đều cảm thấy tự ti, mặc cảm, cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác, sợ phát hiện khuyết điểm. Hơn nữa, không ít người đã bị đồng nghiệp, người thân, bạn bè chê cười, nói xấu, xa lánh, hạn chế tiếp xúc vì hơi thở nặng mùi khó chịu.
Tuy nhỏ, nhưng điều này cũng dẫn đến tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao, mối quan hệ giao dịch kinh doanh công việc, khó tạo thiện cảm với người khác… Thậm chí, hôi miệng ở một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và người độc thân bị hôi miệng phần nào hạn chế khả năng tìm kiếm hạnh phúc.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng, nhưng phổ biến nhất đó là:
1/ Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên quên đánh răng, đánh răng không kỹ lưỡng, không cạo lưỡi… làm mảng bám tích tụ nhiều, tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn kỵ khí có hại phát triển, hình thành các hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi.
Điều này không chỉ khiến cho hơi thở trở nên nặng mùi, khó chịu, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng… và lây lan vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
2/ Không cạo vôi răng định kỳ
Cao răng (vôi răng) là môi trường lý tưởng tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn kỵ khí có hại phát triển, gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, nếu để vôi răng quá nhiều và trong thời gian dài sẽ phản ứng viêm, làm cho răng không được các tổ chức quanh răng bảo vệ, làm chảy máu chân răng, tạo cảm giác ê buốt khó chịu. Thậm chí cao răng sẽ khiến răng lung lay và nhanh chóng rụng, tiêu xương hàm
3/ Viêm lợi, viêm nướu
Viêm lợi/ viêm nướu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Bên cạnh đó, nếu viêm nướu không được chữa trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu nặng và gây chảy máu chân răng khi đánh răng, tăng tỷ lệ mắc phải tình trạng lở miệng, bệnh về tim mạch…
4/ Sâu răng
Sâu răng nặng, với sự phát triển của vi khuẩn trong các ổ sâu vừa khiến hơi thở trở nên khó chịu, vừa gây ra biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh chân răng…khiến răng bị lung lay, suy yếu hay thậm chí là bị mất răng. Ngoài ra, sâu răng còn có thể làm áp xe răng, nang quanh chóp vô cùng nguy hiểm
5/ Các nguyên nhân gây hôi miệng khác
Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ răng miệng, thì hôi miệng có thể do những vấn đề như:
- Mắc bệnh về đường tiêu hóa như đau bao tử, bệnh trào ngược dạ dày; Bệnh về hô hấp; Bệnh nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu); Bệnh tiểu đường; Các bệnh về gan, thận…
- Sử dụng một số thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine…
- Thói quen hút thuốc lá
- Ăn đồ nặng mùi, nhiều chất đạm, béo…
- Giảm tiết nước bọt tuổi tác
- Mang thai
Cách chữa trị hôi miệng hiệu quả
- Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể khắc phục chứng hôi miệng và giúp mình lấy lại sự tự tin trong cuộc sống:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi trưa, buổi tối trước lúc đi ngủ. Cần đánh răng thật kỹ, đảm bảo các mảng bám xung quanh răng được loại bỏ và đừng quên cạo lưỡi sạch.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng, sẽ giúp hơi thở thơm tho và dễ chịu hơn.
- Đến nha khoa lấy cao răng ít nhất 6 tháng/ lần. Khi cao răng được loại bỏ sẽ giúp hơi thở đỡ mùi và tăng cường sức khỏe răng miệng, duy trì tuổi thọ của răng lâu dài.
- Uống nhiều nước vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi trong miệng.
- Nếu cảm thấy nguyên nhân không xuất phát từ răng miệng, bạn có thể đến các bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, giúp phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm và kịp thời điều trị.
- Những người có mùi hôi ở miệng cần kiêng dùng hành tỏi, thức ăn cay nóng, thực phẩm có nhiều đường,…
- Một số cách khắc phục hôi miệng tạm thời và có tính cấp tốc như: Sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt thơm miệng sau khi hút thuốc lá, ăn hành tỏi.
Mong rằng, với những chia sẻ trên của Teennie sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và đâu là cách trị hôi miệng hiệu quả nhất. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với Teennie.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680