Miệng chua do vị giác có cảm giác chua trong khoang miệng, đây là biểu hiện của bệnh răng miệng và ảnh hưởng đến cơ thể.
Lưỡi là cơ quan cảm nhận mùi vị. Khi lưỡi xuất hiện tình trạng chua trong khoang miệng, lâu dần sẽ lấn át các mùi vị khác chỉ còn lại vị chua khó chịu. Theo các chuyên gia, miệng bị chua không gây nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Người gặp tình trạng miệng bị chua trong thời gian dài có thể gặp các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Vì vậy, việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng miệng bị chua là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Các bệnh lý răng miệng
Răng miệng không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề như sâu răng, răng ố vàng, nhiều vôi răng và hôi miệng. Việc điều trị viêm nha chu, trám hoặc niềng răng cũng cần được chăm sóc đúng cách để tránh tình trạng miệng bị chua. Khi gặp tình trạng miệng bị chua, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, hoặc răng lệch khớp cắn không chỉ gây cảm giác đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ miệng bị chua do vi khuẩn phát triển và vệ sinh răng miệng khó khăn. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp tình trạng răng khấp khểnh, lệch khớp cắn, niềng răng có thể là một giải pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe răng miệng toàn diện. Hãy tham khảo bảng giá niềng răng chi tiết cho từng loại mắc cài để lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của bạn
Tình trạng khô miệng
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng miệng bị chua là hiện tượng khô miệng và cơ thể mất nước. Khi cơ thể không bổ sung đầy đủ lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, thay đổi vị giác và xuất hiện triệu chứng miệng chua. Do đó, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để tránh tình trạng miệng bị chua.
Hội chứng trào ngược dạ dày
Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày sẽ tiết ra axit, dịch mật và enzim để giúp nghiền nát thức ăn. Khi dịch vị ở dạ dày suy yếu, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường. Cơ chế co bóp của dạ dày và dịch vị quá nhiều sẽ đẩy lên thực quản dẫn đến tình trạng ợ chua. Người bệnh có thể ngậm một thìa muối để giảm triệu chứng miệng chua, bởi vì muối có tác dụng bão hòa lượng axit trong dạ dày.
Bệnh cảm cúm
Người bị sốt, cảm cúm hay suy nhược cơ thể sẽ làm cho việc chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn không được ổn định, điều này sẽ khiến cơ quan tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác miệng bị chua, khoang miệng có vị đắng nhẹ và lười ăn uống. Để ngăn chặn tình trạng miệng bị chua khó chịu này, người bệnh cần điều trị bệnh cảm cúm và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gặp tình trạng viêm nhiễm
Những người gặp tình trạng viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác sẽ khiến miệng bị chua. Cơ thể sẽ tự động tạo ra các loại protein khác nhau, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác và xuất hiện tình trạng miệng bị chua hoặc đắng.
Cách khắc phục tình trạng miệng bị chua
Theo các chuyên gia, miệng bị chua không quá nguy hiểm. Do đó, người bệnh có thể điều tri tại nhà tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và thực hiện lấy cao răng.
Thói quen và ăn uống lành mạnh
Người bệnh cần có thói quen và ăn uống lành mạnh để ngăn chặn tình trạng miệng bị chua. Nên ngừng hút thuốc lá, hạn chế ăn những loại thực phẩm chua cay và nhiều dầu mỡ, cũng như tiêu thụ ít đồ uống có gas, cồn và cà phê. Bổ sung nhiều nước lọc để tăng cường quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Sử dụng mẹo hay từ dân gian
Ngoài việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo hay từ dân gian để điều trị miệng bị chua hiệu quả. Uống nước chanh đường hoặc nhai vỏ chanh mỗi ngày để khử mùi và điều trị miệng bị chua. Cắt một lát gừng mỏng pha với trà hoặc nhai cùng một lát chanh mỗi ngày 2-3 lần để mang lại hiệu quả tốt. Bổ sung dưa hấu và dưa chuột để giúp kháng khuẩn, tạo sự cân bằng trong dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa và điều trị miệng bị chua hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng miệng bị chua hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.
TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680