Tình trạng mất răng cửa để lại những khoảng trống trên cung hàm gây ảnh hưởng đến nụ cười của bạn, đồng thời có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng như răng hô, móm hoặc lệch lạc. Trong trường hợp này, câu hỏi “mất răng cửa có niềng được không?” chắc hẳn đang khiến bạn trăn trở rất nhiều. Hãy cùng Nha khoa Teennie khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cấu trúc hàm răng và vai trò của răng cửa
Hàm răng chuẩn của người trưởng thành gồm 32 chiếc răng được chia đều trên hai hàm. Mỗi hàm có 16 răng, phân thành bốn nhóm chính với chức năng riêng biệt.
- Nhóm 1: Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm, bao gồm 8 chiếc (4 trên và 4 dưới), được gọi là răng số 1 và số 2. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ, giúp bạn dễ dàng nhai và nuốt.
- Nhóm 2: Bên cạnh răng cửa là 4 chiếc răng nanh (răng số 3), mỗi hàm có 2 cái, chuyên dùng để kẹp và xé thức ăn.
- Nhóm 3: Tiếp theo là 8 răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5), chia đều cho hai hàm, có nhiệm vụ xé và nghiền nát thức ăn.
- Nhóm 4: Cuối cùng là 12 răng hàm lớn (răng số 6, số 7 và số 8, trong đó răng số 8 còn gọi là răng khôn) đảm nhận vai trò chính trong việc nhai và nghiền kỹ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Như vậy, mỗi nhóm răng đều có chức năng nhất định, tuy nhiên nhóm răng cửa đặc biệt quan trọng. Chúng vừa hỗ trợ trong việc ăn nhai vừa góp phần tạo nên nụ cười đẹp và phát âm chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng cửa
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng mất răng cửa, cụ thể như:
- Mất răng cửa do tai nạn hoặc chấn thương: Những tai nạn hoặc chấn thương xảy ra bất ngờ là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị mất răng cửa đột ngột. Các va chạm mạnh trong hoạt động thường ngày như vấp ngã xe, chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, võ thuật,…) làm răng cửa của bạn bị vỡ hoặc gãy nếu không đeo hàm bảo vệ.
- Ảnh hưởng của sâu răng nặng và bệnh nha chu: Sâu răng và bệnh nha chu là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe răng miệng. Răng bị sâu nặng dẫn đến cấu trúc răng cửa có thể bị phá hủy. Trong khi đó, bệnh nha chu gây tổn thương nướu và xương hàm làm tăng nguy cơ dẫn đến mất răng.
- Lão hóa tự nhiên làm ảnh hưởng đến men răng: Mỗi hoạt động ăn nhai hàng ngày như cắn, nhai, nghiền thức ăn, mặc dù đơn giản nhưng lâu ngày sẽ dẫn đến mòn lớp men răng bảo vệ, bo tròn các góc cạnh răng, từ đó làm yếu cấu trúc răng. Đặc biệt ở người cao tuổi, chính vì nguyên nhân này mà răng dễ bị lung lay và gãy rụng.
- Chăm sóc răng miệng kém và hiệu quả: Việc đánh răng không thường xuyên, không sử dụng chỉ nha khoa, hoặc ăn uống thực phẩm chứa đường, nước ngọt có ga,… có thể gây hại cho răng cửa. Những thói quen này làm tổn hại men răng, dễ dẫn đến sâu răng, viêm nướu và gây mất răng.
Một số hậu quả của việc mất răng cửa
Việc mất răng cửa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai:
- Khó khăn trong việc nhai và nghiền thức ăn: Nhóm răng cửa có chức năng cắt và xé thức ăn. Do đó, việc mất răng cửa khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai.
- Ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp: Theo một số nghiên cứu, răng cửa có vai trò phát âm chính xác một số âm như “s”, “th” và “r”. Nếu bị mất răng cửa, bạn có khả năng phát ra các âm này không rõ ràng, tròn chữ gây ra trở ngại trong giao tiếp hàng ngày.
- Tác động tiêu cực đến thẩm mỹ khuôn mặt: Răng cửa nằm ở chính diện khuôn mặt và dễ dàng lộ ra ngoài khi cười nói. Do đó, mất răng cửa ảnh hưởng tiêu cực đến diện mạo, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Mặt khác, mất răng cửa khiến môi bạn có thể bị tụt vào trong làm hình dáng khuôn mặt bị thay đổi và già đi so với tuổi thật.
- Nguy cơ biến chứng như đau khớp thái dương hàm và tiêu xương: Mất răng cửa có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm và tiêu xương. Khi mất răng, phần xương hàm ở vị trí đó sẽ dần tiêu đi, khiến cho khuôn mặt bị hóp lại, da chảy xệ và trông già hơn trước tuổi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến đau khớp thái dương hàm, đồng thời khả năng nâng đỡ toàn hàm bị suy giảm làm cho các răng còn lại yếu đi.
Nếu bị mất răng cửa có niềng được không?
Câu trả lời là Có! Khi bị mất răng cửa bạn hoàn toàn có thể niềng răng với hai phương pháp chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và phù hợp với nhu cầu khác nhau:
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp phổ biến, được áp dụng cho trường hợp mất răng cửa. Các mắc cài kim loại hoặc sứ sẽ được gắn trực tiếp lên răng thật, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng dây cung để tạo lực kéo, điều chỉnh răng vào đúng vị trí.
Đặc biệt, khi bạn mất răng cửa, bác sĩ có thể sử dụng thêm những khí cụ đặc biệt như thun liên hàm hoặc minivis. Những khí cụ này có tác dụng giữ khoảng trống do răng mất để tránh xô lệch răng còn lại và hỗ trợ duy trì không gian phục hình về sau (như cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ).
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng người. Điểm nổi bật của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, gần như không ai nhận ra bạn đang niềng răng, giúp bạn tự tin khi giao tiếp.
Mỗi khay niềng sẽ tạo lực nhẹ để dịch chuyển răng dần dần. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ việc đeo khay đều đặn, ngay cả khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp phức tạp, như khoảng trống do mất răng quá lớn, việc niềng răng trong suốt có thể cần kết hợp với các giải pháp khác để tối ưu hiệu quả.
Cả hai phương pháp đều tạo lực để điều chỉnh vị trí răng. Tuy nhiên, nếu không thể kéo răng lại gần nhau, việc cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ có thể được thực hiện sau khi niềng răng để phục hồi đầy đủ cấu trúc và chức năng của hàm răng. Như vậy, dù bạn đang băn khoăn “mất răng cửa có niềng được không“, hãy yên tâm rằng luôn có giải pháp toàn diện để mang lại cho bạn nụ cười hoàn hảo.
Các giải pháp phục hình kết hợp niềng răng
Có hai giải pháp phục hình kết hợp niềng răng thường được áp dụng:
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp thay thế chân răng bị mất bằng một trụ titanium được đặt vào xương hàm. Trên trụ này, bác sĩ sẽ gắn một mão răng sứ để phục hình lại chiếc răng đã mất. Nếu bạn mất một hoặc nhiều răng cửa, việc cấy ghép Implant kết hợp với niềng răng sẽ giúp giữ khoảng trống cho răng di chuyển và đảm bảo kết quả niềng răng được như mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng nếu phần xương hàm của bạn còn đủ để cấy ghép.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng mất bằng cách sử dụng một cầu răng nhân tạo được thiết kế riêng cho bạn và gắn chắc chắn vào các răng thật ở hai bên. Do đó, phương pháp này giúp lấp đầy khoảng trống bị mất răng cửa để lại và duy trì hình dạng của hàm răng. So với cấy ghép Implant, cầu răng sứ có chi phí hợp lý hơn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuổi thọ của cầu răng sứ có thể không cao bằng Implant và cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương răng
Qua những thông tin trên, câu hỏi “mất răng cửa có niềng được không” đã có câu trả lời rõ ràng là hoàn toàn có thể! Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng mất răng cửa và muốn tìm giải pháp niềng răng phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Teennie qua hotline 0836 068 680. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bạn. Tại Teennie, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm lại nụ cười tự tin và khỏe mạnh.