Kiến thức nha khoa

Làm sao để khắc phục ê buốt răng hàm trên?

Ê buốt răng hàm trên là một bệnh lý phổ biến, điều này không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và cả việc vệ sinh răng miệng.

Ê buốt răng hàm trên là gì?

Tình trạng ê buốt răng hàm trên gây ra cảm giác đau nhức khó chịu khi người bệnh ăn những loại thực phẩm nóng, lạnh và cứng. Ê buốt răng xuất hiện khi lớp men răng và ngà răng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng kích ứng và ê buốt.

unnamed file 1901

Tình trạng ê buốt răng hàm trên có thể được điều trị, nhưng cũng là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh lý răng miệng, bao gồm sâu răng, nha chu và viêm nướu.

Nguyên nhân của tình trạng ê buốt răng hàm trên

Ăn những loại thực phẩm giàu axit

Chất axit có trong các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng. Những thực phẩm giàu axit bao gồm ngũ cốc, đường, sữa và các loại nước ngọt. Khi tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chứa axit, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành các mảng bám tích tụ lên bề mặt răng.

Điều này gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu và đặc biệt làm men răng bị mài mòn.

unnamed file 1902

Sử dụng nước súc miệng không đúng liều lượng

Khi sử dụng nước súc miệng quá liều lượng cũng có thể gây hại cho men răng tương tự như các chất axit. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế việc sử dụng nước súc miệng và chọn loại nước súc miệng chứa lượng fluor phù hợp. Đồng thời, không nên lạm dụng chúng quá nhiều, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến men răng và ngà răng.

Đánh răng không đúng cách

Việc đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông thô ráp cũng là những nguyên nhân gây mòn men răng và dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Điều này làm cho lớp men răng trở nên mỏng và nhạy cảm, dẫn đến cảm giác ê buốt khi tiếp xúc với các loại thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt.

Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là hành động làm cho hai hàm răng bị siết chặt và chịu áp lực lớn. Nếu thói quen này kéo dài, nó sẽ gây mài mòn men răng và làm lộ tủy răng, sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây ra cảm giác ê buốt răng khó chịu.

Các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng hàm trên. Người bị tụt lợi sẽ thường gặp tình trạng ê buốt ở chân răng do ngà răng bị lộ ra. Ngoài ra, bệnh viêm nướu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nướu và chân răng, gây ra tình trạng ê buốt. Bên cạnh đó, tình trạng răng bị mẻ sẽ khiến các mảng bám thức ăn bám vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây ra bệnh sâu răng, viêm nướu và áp xe chân răng.

Sử dụng các phương pháp nha khoa

Những người thực hiện các phương pháp nha khoa như lấy cao răng, phủ răng sứ hay các biện pháp phục hình răng có thể gây ra tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại và thường chỉ kéo dài trong khoảng 4-6 tuần. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, tình trạng ê buốt sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Chăm sóc và điều trị tình trạng ê buốt răng hàm trên

Để điều trị tình trạng ê buốt răng hàm trên và tránh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách và lưu ý những điều sau:

Sử dụng lực chải răng nhẹ nhàng

Khi đánh răng, người bệnh cần sử dụng các loại bàn chải có lông mềm và đặt bàn chải theo góc 45 độ. Chải nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả và bảo vệ men răng, từ đó giảm thiểu cảm giác ê buốt một cách hiệu quả.

Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm

Những người bị ê buốt răng cần lựa chọn loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm và đặc biệt phù hợp với tình trạng ê buốt răng hàm trên. Ngoài ra, người bệnh cần tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate hay Triclosan. Các chất này có thể gây kích ứng và làm tăng cảm giác ê buốt răng, làm men răng bị mài mòn nghiêm trọng hơn.

unnamed file 1903

Tránh ăn những thực phẩm giàu axit

Người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm giàu axit như đường, bánh, và kẹo. Những loại thực phẩm này thường có nồng độ axit cao, gây tổn thương men răng và làm tăng nguy cơ bị ê buốt răng. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, nước lọc, các loại trà hay sữa chua không đường.

Thực hiện liệu pháp flourua

Liệu pháp fluorua giúp bổ sung fluor tăng cường bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe hơn. Liệu pháp này không chỉ giúp giảm đau và ê buốt mà còn ngăn chặn bệnh sâu răng hiệu quả. Fluorua có khả năng làm chậm quá trình phân hủy từ các chất axit và giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn trong khoang miệng.

Tình trạng ê buốt răng hàm trên là một vấn đề răng miệng phổ biến. Dù không đáng lo ngại nhưng nó có thể gây ra khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần đến nha khoa để kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ nhằm ngăn chặn tình trạng ê buốt răng hàm trên.

Cùng bạn bè đến Teennie để tham gia chương trình ưu đãi NIỀNG CHUNG ĐÔI – DEAL CHUNG HỘI nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook