Kiến thức nha khoa

Niềng răng có đau không? Bật mí cách xoa dịu cơn đau khi niềng răng!

Niềng răng là giải pháp tốt nhất trong các trường hợp răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa xấu… Chỉ sau 1 liệu trình duy nhất, chúng ta sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp để có thể tự tin tỏa nụ cười rạng rỡ, xua tan nỗi mặc cảm trước đây. Tuy nhiên, mặc dù biết rõ như vậy nhưng nhiều người vẫn còn chần chừ, vì lo lắng niềng răng có đau lắm không?

unnamed file 2771

Niềng răng đau cỡ nào? Niềng răng bao lâu mới hết đau?

1/ Niềng răng đau cỡ nào? 

Khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài gắn trực tiếp lên răng, nhằm điều chỉnh những răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm và đảm bảo khớp cắn chuẩn. Tùy theo tình trạng răng miệng, loại khí cụ và tay nghề của bác sĩ… mà trung bình từ 1,5 – 2 năm, sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi.

Câu trả lời cho câu hỏi niềng răng có đau không? Là Có. Khi tách kẽ răng để chuẩn bị gắn mắc cài, những ngày đầu tiên mới niềng, lúc nhổ răng và các lần siết răng định kỳ, chúng ta sẽ cảm thấy hơi khó chịu cũng như ê buốt một chút. Do những việc làm này tác động đến hệ thống răng hàm.

Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì sẽ không quá đau như bạn tưởng tượng và hoàn toàn có thể vượt qua được dễ dàng, kể cả những ai chịu có khả năng chịu đau kém. Thậm chí, một số người không hề trải qua tình trạng đau nhức và rất bình thường.

Thực tế, nếu thực hiện chỉnh nha trong giai đoạn từ 13-16 tuổi, khi xương hàm đang trong thời kỳ phát triển thì việc di chuyển răng vừa nhanh hơn, vừa ít đau nhức. Ngược lại, nếu niềng quá muộn, sau 25 tuổi thì sẽ gặp nhiều khó khăn và bị đau hơn. Vì vậy, để việc niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần biết độ tuổi “vàng” khi niềng răng.

unnamed file 2772

2/ Niềng răng bao lâu mới hết đau?

Tùy theo cơ địa, tình trạng răng miệng, phương pháp thực hiện và tay nghề bác sĩ,… mà thời gian sẽ khác nhau, không phải ai cũng giống như ai. Sau khoảng 2 – 7 ngày, khi răng đã thật sự làm quen với “những người bạn mới “, cảm giác này sẽ hết dần. Đồng thời chúng ta cũng quên đi sự vướng víu, lộm cộm khó chịu trước đó và việc ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt sẽ trở về bình thường.

Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của nền y học, phương pháp niềng răng đã có nhiều cải tiến tích cực. Qua việc hỗ trợ chẩn đoán cận lâm sàng bằng máy X-Quang, kết hợp cùng các phần mềm chỉnh nha hiện đại như Vceph 3D, Orthovision,…tiến trình di chuyển của răng sẽ được ước định chính xác. Nhờ vậy giúp hạn chế tối đa sự đau nhức, mà vẫn đảm bảo kết quả dịch chuyển răng theo đúng mong muốn.

unnamed file 2773

Các giai đoạn trong quá trình niềng răng

Niềng răng không chỉ đơn thuần mỗi việc gắn mắc cài lên, mà là sự kết hợp của dây cung, mắc cài cùng các khí cụ để tạo lực tác động giúp điều chỉnh những răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và phải trải qua nhiều giai đoạn.

Như đã nói ở trên, khi tách kẽ răng, giai đoạn gắn mắc cài, lúc nhổ răng và các lần siết răng định kỳ,… thì chúng ta sẽ cảm thấy hơi khó chịu.

1. Giai đoạn điều trị tổng quát

Khi thăm khám, nếu thấy bệnh nhân bị viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, vôi răng… bác sĩ sẽ chỉ định điều trị những vấn đề đó trước, rồi mới niềng răng sau. Điều này nhằm đảm bảo có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị bước vào quá trình niềng, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng,…có thể xuất hiện cảm giác hơi ê, nhức và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

2. Giai đoạn tách kẽ răng

Tách kẽ được thực hiện trước khi gắn mắc cài, nhằm tạo khoảng trống giúp răng dễ dàng dịch chuyển hơn. Những sợi thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng. Sau khi đặt thun tách kẽ chúng ta sẽ thấy hơi ê răng, khó chịu, nhức nhẹ. Nhưng bạn đừng lo lắng vì nhanh thôi cảm giác này sẽ giảm dần, rồi hết hẳn.

unnamed file 2774

3. Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung 

Trong giai đoạn gắn mắc cài và dây cung, bạn có thể hơi ê một chút và cảm giác vướng víu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp. Bởi vì, má, môi, nướu, lưỡi chưa kịp thích ứng, cũng như chưa quen với lực kéo của dây cung. Hầu hết những người đã từng niềng răng đều cho biết, bản thân sau 1 – 2 tuần sẽ dễ chịu hơn, việc giao tiếp và ăn nhai trở nên thoải mái.

4. Giai đoạn nhổ răng khi niềng

Với một số trường hợp răng mọc chen chúc và lệch lạc nặng, sau khi niềng 1 tháng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để nới rộng khoảng cách, giúp việc đeo niềng đạt được hiệu quả như mong đợi. Trước thời điểm nhổ răng, chúng ta được tiêm thuốc tê nên khi thực hiện không bị đau và lúc về nhà có thể hơi ê, nhưng có thể chịu được.

5. Giai đoạn tái khám siết răng định kỳ

Mỗi tháng, sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ đến cơ sở nha khoa để cho bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng, kiểm tra hiệu quả và siết răng. Khi siết răng, ban đầu bạn sẽ cảm thấy hơi ê, nhức, khó chịu và trôi qua nhanh sau đó.

Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày không cẩn thận hay do tay nghề bác sĩ yếu, khiến dây cung bị bung ra, làm trầy xước môi má,… sẽ gây chảy máu, đau đớn.

unnamed file 2775

Hướng dẫn cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả

Dưới đây là các cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả, giúp bạn sớm “hòa nhập” với người bạn mới:

  • Sau khi điều trị tổng quát, gắn thun tách kẽ, gắn mắc cài, nhổ răng hay siết răng định kỳ,… bạn nên ăn những thực phẩm mềm như món luộc, cháo, súp, sữa chua và nước ép trái cây. Tránh ăn đồ cứng, dai, giòn, nóng, lạnh nhằm hạn chế tổn thương và tác động xấu đến răng hàm đang yếu, làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Nếu cảm thấy đau, bạn có thể dùng túi chườm đá và chườm vào khu vực mình đang cảm thấy không ổn. Nước đá lạnh làm tê tạm thời chỗ đau, từ đó tình trạng đau sẽ giảm dần. Mỗi lần chườm không quá 10 phút để tránh bị bỏng lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giúp vết thương nhanh lành và tránh được tình trạng hôi miệng khi niềng răng.
  • Một trong những cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng nữa đó là dùng ngón tay của mình để xoa nướu răng một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Khi đeo niềng, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bị cọ xát với các mắc cài vào miệng, môi. Vì vậy, để hạn chế tổn thương, bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có nguy cơ gây trầy xước.

unnamed file 2776

Trên đây là những thông tin về việc niềng răng đau không, niềng răng bao lâu mới hết đau hay cách giảm đau khi niềng răng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ và yên tâm thực hiện để sớm sở hữu nụ cười tỏa sáng. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với nha khoa Teennie bạn nhé!

TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://teennie.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong

Hotline: 0836 068 680

Chat zalo
Chat Facebook