Kiến thức nha khoa

Răng khôn sâu, vỡ: Do đâu và khắc phục thế nào?

Răng khôn bị sâu, vỡ là tình trạng phổ biến ở người trưởng thành và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. 

unnamed file 2052

Nguyên nhân răng khôn bị sâu, vỡ

Răng khôn là răng cuối cùng mọc trên cung hàm và thường mọc từ 17 tuổi đến 25 tuổi. Răng khôn có kích thước lớn và mọc ở vị trí phức tạp, việc nhổ răng khôn thường khó khăn hơn so với những chiếc răng bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến răng khôn bị sâu, vỡ là do người bệnh chủ quan không điều trị tận gốc tình trạng răng khôn bị sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây mòn chân răng. Ngoài ra, răng khôn bị sâu, vỡ có thể do ăn uống và phải chịu tác động mạnh, chấn thương, thiếu canxi hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng, nghiến răng và ăn nhiều thực phẩm cứng trong thời gian dài.

unnamed file 2053

Răng khôn bị sâu, vỡ ảnh hưởng như thế nào?

Răng khôn bị sâu, vỡ không chỉ gây hôi miệng và mất thẩm mỹ, mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nếu không được điều trị kịp thời, răng khôn bị sâu vỡ có thể phá hủy toàn bộ thân răng và tạo ra những kẽ hở trên răng, làm cho các mảng bám thức ăn tích tụ dễ dàng và gây ra các bệnh lý răng miệng.

Răng khôn bị sâu, vỡ sẽ gây ra tình trạng sưng lợi và chảy máu khi ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh còn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng ra các răng xung quanh và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm chóp răng và áp xe xương ổ răng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Răng khôn bị sâu, vỡ khắc phục như thế nào?

Người gặp tình trạng răng khôn bị sâu, vỡ cần đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng và có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, răng khôn bị sâu, vỡ sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng. Bởi vì răng khôn không có chức năng ăn nhai và sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau nhức khó chịu và tránh lây lan ra các răng xung quanh. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng hoặc bị sâu, vỡ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp trám răng hoặc phủ sứ thẩm mỹ để khắc phục tình trạng này.

unnamed file 2054

Nhổ răng khôn bị sâu, vỡ cần lưu ý những gì?

Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, vỡ, người bệnh cần giữ chặt bông gòn đã được tiệt trùng trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút để máu đông nhanh và không chảy máu ra ngoài gây viêm nhiễm. Trong 24h sau khi nhổ răng, người bệnh không được đánh răng hay súc miệng vào vị trí nhổ răng. Người bệnh cũng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu và bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau để không bị ảnh hưởng trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến quá trình nhổ răng khôn và phương pháp nha khoa thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua số hotline hoặc website để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhé.

TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG

Chat zalo
Chat Facebook