Kiến thức nha khoa

Hiểu hơn về phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc

San Dentist   |   Kiến thức nha khoa   09.01.2021

Với phương pháp niềng răng cổ điển những mắc cài sẽ được gắn trên răng được kết nối với nhau bởi dây cung và được cố định bằng thun chuyên dụng. Mặc dù có độ đàn hồi cao nhưng sau một thời gian sử dụng phương pháp này sẽ bị giảm lực ma sát trên các dây cung các và dây thun cũng rất dễ bung mắc cài. Chính vì vậy, phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc được ra đời. Phương pháp niềng răng này đảm bảo an toàn và hiệu quả chỉnh nha ra sao? Cùng Teennie tìm hiểu về niềng răng mắc cài tự đóng và niềng răng mắc cài tự buộc trong bài viết dưới đây nhé. 

Hiểu hơn về phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc

Niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc là gì?

Niềng răng mắc cài tự buộc hay còn gọi là tự đóng là phương pháp dùng khí cụ gắn lên thân răng, tạo lên 1 lực kéo di chuyển răng về các vị trí mong muốn. Mắc cài tự buộc trong niềng răng được cấu tạo với chất liệu kim loại hoặc sứ và pha lê.

Mắc cài tự buộc có cấu tạo với các nắp trượt tự động như 1 cửa sổ thông minh, có thể tự đóng, mở dễ dàng, thay thế cho dây cung cố định. Mắc cài tự đóng/tự buộc là bộ phận thay thế dây chun buộc trong hình thức niềng răng mắc cài truyền thống. Từ đó, hạn chế tình trạng khít chặt làm đau đớn, khó chịu cho người niềng răng và giảm sự ma sát khi di chuyển răng.

Niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc là gì?

Sự ổn định của dây cung với mắc cài trong niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc giúp tạo lực kéo ổn định, định hướng vị trí răng nhanh chóng và rút ngắn thời gian niềng răng cho bệnh nhân.

1. Đối tượng sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc/ tự đóng

  • Răng Hô: Răng hô còn gọi là răng vẩu gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và sự tự tin. Răng hô là dạng sai khớp cắn, khiến khả năng nhai của người bệnh bị sai lệch. Niềng răng hô sẽ giúp khắc phục tình trạng răng hô, di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

  • Răng Móm: Răng móm là tình trạng sai khớp cắn ngược với cung hàm dưới phủ ngoài răng cung hàm trên. Niềng răng móm sẽ giúp nắn chỉnh hai hàm, khắc phục ngược khớp cắn, từ đó hàm răng đều đẹp hơn. 

  • Răng bị lệch: Răng lệch lạc thì tình trạng hàm răng mọc không đều, chen chúc, cái hô ra, cái móm vào. Răng lệch lạc gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc sẽ đảm bảo khớp cắn, thẩm mỹ cho người bệnh.

  • Răng thưa: Tình trạng răng với số lượng răng ít hơn bình thường, khoảng cách các răng xa nhau khiến khó khăn khi nhai, thức ăn bị giắt giữa các kẽ răng gây sâu răng hay viêm nha chu. Niềng răng bằng mắc cài giúp răng được điều chỉnh về đúng vị trí, đều răng hơn. 

Đối tượng sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc/ tự đóng

2. Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc tự đóng/ tự buộc

Niềng răng mắc tự đóng/tự buộc được biết đến là phương pháp chỉnh nha tối ưu hiện nay với những ưu điểm và hiệu quả tuyệt vời cho những ai có hàm răng bị hô hay vẩu, móm… 

Hiệu quả chỉnh nha cao: Phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc/ tự đóng giống như phương pháp niềng răng truyền thống tuy nhiên hiệu quả chỉnh nha tối ưu hơn. Nắp trượt giữ dây cung cố định thay cho dây chun, giúp dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng, di chuyển răng về vị trí tốt hơn và an toàn hơn. Ngoài ra phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc sẽ giúp cho người niềng răng nhanh chóng sở hữu hàm răng đều và đẹp tự nhiên. Bạn sẽ có nụ cười tự tin ngay khi kết thúc quy trình niềng răng. 

Giải quyết được tình trạng răng nặng: Với những bệnh nhân có tình trạng răng bị nặng như lệch khớp hàm hay lệch cung hàm...  răng móm quá nặng, hô nhiều thì phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng sẽ đáp ứng được. Hệ thống dây cung được thiết kế chắc chắn giúp hiệu quả chỉnh nha tốt hơn hẳn so với phương pháp truyền thống. 

Thời gian niềng răng tương đối ngắn: Thời gian hiệu chỉnh nha với phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng có sẽ rút ngắn so với thời gian niềng răng truyền thống. Thời gian chỉ kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng do các hệ thống nắp trượt tự động buộc, duy trì ổn định không bị bung sút như đối với hình thức truyền thống là dây thun. 

Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc tự đóng/ tự buộc

 

3. Hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của hình thức niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc thì phương pháp này cũng có những hạn chế như sau. 

Thiếu tính thẩm mỹ: Các mắc cài nếu làm bằng kim loại thì khi gắn lên răng sẽ bị lộ mắc cài cùng dây cung, do đó sẽ gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, phương pháp niềng răng này sẽ phù hợp với đối tượng là trẻ em hoặc người ít xuất hiện trước đám đông.

Gây khó chịu : Thời gian ngay sau khi niềng răng, người niềng răng sẽ cảm thấy vô cùng vướng víu và khó chịu. Nhưng 1 thời gian ngắn sau người niềng răng sẽ quen với hàm răng niềng này. Tuy nhiên, khi niềng răng bằng kim loại sẽ dễ bị tổn thương nướu hơn do đó khi niềng răng bạn nên sử dụng chất liệu là sứ hoặc pha lê để đảm bảo an toàn.

Những loại niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc phổ biến

Ngày nay, niềng răng mắc cài tự buộc/tự đóng là hình thức niềng răng phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Hình thức niềng răng này có rất nhiều dòng khác nhau với các sản phẩm & chất liệu niềng răng khác nhau. Teennie sẽ giới thiệu đến bạn đọc những dòng niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc. 

1. Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/ tự buộc 

Phương pháp đầu tiên chính là niềng răng mắc cài kim loại bởi đây là hình thức niềng răng phổ biến nhất và chi phí tối ưu nhất. Chất liệu được sử dụng trong niềng răng mắc cài tự đóng này là kim loại thường. Thay vì sử dụng dây thun thì phương pháp niềng răng kim loại này sẽ có mắc cài kim loại tự đóng. Có thể là một nắp trượt hay một nắp đóng, các nha sĩ sẽ không cần buộc dây thun vào các mắc cài. 

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/ tự buộc

2. Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/ tự buộc

Phương pháp niềng răng tiếp theo là niềng răng mắc cài sứ tự đóng. Hình thức niềng răng này còn được gọi là niềng răng mắc cài sứ tự buộc hay tự khóa. Cũng giống với hình thức niềng răng mắc cài kim loại thì hình thức này ứng dụng chất liệu là sứ thay vì kim loại.

Phương pháp này tích hợp khóa tự đóng trên thân mắc cài thay thế cho dây thun buộc cố định trên rãnh mắc cài. Mắc cài tự động sẽ hạn chế tình trạng bung sút mắc cài hay tình trạng bị giãn dây thun… Hình thức này sẽ thích hợp với việc nắn chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/ tự buộc

Niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc bao nhiêu tiền?

Niềng răng mắc cài bao nhiêu tiền? Có đắt không? Đây là băn khoăn của không ít người khi tìm hiểu phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện tài chính của mỗi khách hàng mà bác sỹ sẽ tư vấn dòng niềng răng phù hợp.

Niềng răng mắc cài tự đóng/ tự buộc bao nhiêu tiền?

Điều quan trọng nhất trong chi phí niềng răng chính là phương pháp niềng răng, chất liệu mắc cài và tình trạng răng. Nếu răng bạn quá khó xử lý, răng bị lệch khớp hàm, hô nặng… thì niềng răng sẽ tốn thời gian và chi phí cao hơn. Để nắm được chi phí chi tiết, giúp mọi người an tâm niềng răng chỉnh nha thì bạn nên đến Teennie để tư vấn và tham khám.