Từ trước đến nay, mọi người vẫn xem răng khểnh là biểu tượng của nét duyên dáng, thu hút ánh nhìn của người đối diện. Nhưng theo chuyên khoa thì đây là tình trạng sai lệch khớp cắn, răng mọc không đều. Vậy tại sao răng khểnh lại xuất hiện trên cung hàm? Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào? Dấu hiệu mọc răng khểnh có điều gì cần lưu ý không?
1. Tìm hiểu về răng khểnh và vì sao lại xuất hiện răng khểnh?
Răng khểnh, răng nanh là vị trí chiếc răng số 3 ở hàm trên, và được thay răng ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Theo đúng chức năng của mình, chiếc răng nanh sẽ đóng vai trò nhai, nghiền nát thức ăn nhưng khi răng khểnh mọc lên, chiếc răng này sẽ đè lên những chiếc răng còn lại và tạo ra sự chênh lệch răng.
Vậy tại sao răng khểnh lại xuất hiện và đâu là dấu hiệu mọc răng khểnh? Sẽ có rất nhiều lý do khác nhau, từ tự nhiên hoặc cũng có khả năng là do nhân tạo. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu khiến răng khểnh mọc đều bắt đầu từ:
1.1. Răng khểnh mọc do di truyền
Tất cả các yếu tố trên cơ thể, gương mặt, gen,…hay kể cả là răng miệng thì vẫn mang gen di truyền từ thế hệ trước. Vì thế mà có rất nhiều trường hợp phụ huynh sở hữu chiếc răng khểnh thì ở đời sau vẫn sẽ có mầm răng phát triển trong độ tuổi thay răng. Nhưng việc di truyền răng mọc đẹp hay xấu sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
1.2. Răng khểnh mọc do thói quen xấu khi còn nhỏ
Vì mới bước vào độ tuổi phát triển, trẻ chưa thể ý thức về các hành động của mình nên vô tình tạo ra những ảnh hưởng xấu đến răng miệng như lấy tay đè vào răng, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng,… vì thế mà làm cho răng mọc không đúng vị trí và xuất hiện răng khểnh trên hàm.
1.3. Răng khểnh mọc do sự chen lấn của răng
Trong độ tuổi từ 10 – 12, các răng trong bộ răng sữa dần rụng đi và thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn. Và đây cũng chính là lúc nhiều trường hợp răng sữa chưa kịp rụng thì răng vĩnh viễn đã mọc chen lấn nhau, từ đó làm chệch hướng răng nanh.
Hoặc có trường hợp khác là do răng vĩnh viễn có nhiều kích thước khác nhau, khiến cho cung hàm không còn đủ chỗ trống để mọc răng, từ đó làm cho răng nanh trồi ra ngoài.
Nhưng tạm gác lại các nguyên nhân mọc răng khểnh thì người phương Đông cũng có quan niệm rằng, người sở hữu răng khểnh sẽ có duyên, gặp may mắn và tạo được điểm nhấn ấn tượng trong mắt người đối diện. Và đôi khi, mọi người hay tìm đến những trung tâm nha khoa để thực hiện trồng răng khểnh với mong muốn tạo cho nụ cười của mình bắt mắt.
2. Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào?
Răng khểnh thường mọc trong giai đoạn thay răng, từ khoảng 12 đến 13 tuổi, khi răng nanh vĩnh viễn (răng số 3) bắt đầu mọc lên. Quá trình này xảy ra sau khi răng sữa rụng, tạo cơ hội cho các răng vĩnh viễn phát triển đầy đủ trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc răng khểnh, và hiện tượng này phụ thuộc vào cấu trúc hàm, gen di truyền, cũng như cách các răng khác đã mọc trước đó.
Răng khểnh hình thành khi không gian trên cung hàm không đủ để răng nanh mọc đúng vị trí. Điều này thường xảy ra do sự sắp xếp chưa hoàn chỉnh của các răng khác hoặc do hàm nhỏ, dẫn đến răng nanh bị đẩy ra ngoài hoặc vào trong. Đối với một số người, răng khểnh có thể xuất hiện muộn hơn một chút, trong khoảng 15-16 tuổi, tùy vào tốc độ phát triển răng vĩnh viễn của từng cá nhân.
Giai đoạn răng khểnh mọc là thời điểm quan trọng để phụ huynh theo dõi và cân nhắc việc chỉnh nha nếu cần thiết. Nếu răng khểnh gây khó khăn cho việc ăn nhai hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý phù hợp.
3. Những chú ý khi có dấu hiệu mọc răng khểnh ở trẻ
Vậy đâu là dấu hiệu mọc răng khểnh mà các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát con em của mình?
- Đầu tiên là răng nanh sữa rụng nhanh hơn so với lứa tuổi thay răng.
- Vòm hàm của trẻ hẹp, không đủ chỗ thay răng nanh.
- Răng xung quanh có kích thước lớn hơn so với quy định làm chiếm hết chỗ răng nanh.
- Chiếc răng nanh sữa đã đến thời kỳ thay nhưng vẫn chưa có dấu hiệu rụng răng.
- Răng kế cận răng nanh mọc lấn vào vị trí răng nanh làm cho răng nanh nhô cao về phía ngoài.
Nếu chẳng may xuất hiện các dấu hiệu mọc răng khểnh trên thì khả năng răng nanh của trẻ mọc khểnh rất cao. Đôi khi răng khểnh mọc lệch lại không làm ảnh hưởng, vướng víu đến trẻ, nhưng ở một số trường hợp khác lại ảnh hưởng đến chức năng nhai, và làm xuất hiện các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…
Xem thêm: Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
4. Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu răng mọc khểnh?
Những chiếc răng khểnh có thể mang lại may mắn, thẩm mỹ nhưng đôi khi sẽ mang đến các bất tiện như:
- Thức ăn dính vào kẽ răng, không thể làm sạch răng triệt để.
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, và có môi trường để phát triển, tấn công vào răng.
- Nếu có quá nhiều răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai ở hàm, mà còn gây mất thẩm mỹ.
Khi thấy các dấu hiệu mọc răng khểnh này, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con đến ngay Teennie – Trung tâm nha khoa uy tín, hiện đại để được thăm khám và tìm ra hướng giải quyết kịp thời cho trẻ.
Teennie sẽ luôn đồng hành cùng trẻ, tận dụng tối đa kinh nghiệm làm việc cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình điều trị như:
- Đeo khí cụ cho trẻ để tạo khoảng trống vừa vặn cho răng phát triển.
- Kết hợp nhiều loại khí cụ với nhau để không làm răng chen lấn nhau.
- Trong trường hợp các răng sữa đã đến tuổi mà vẫn chưa rụng, Teennie sẽ thực hiện nhổ răng nhằm đảm bảo đúng thời điểm cho mầm răng phát triển.
Ngoài ra, Teennie còn đề xuất sử dụng các phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện đại như niềng răng, trám răng,… để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng toàn diện. Nếu bạn đang tìm hiểu về chi phí niềng răng, bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng tại Teennie Clinic để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ niềng răng phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Vậy còn chần chờ gì mà không liên hệ với Teennie để đặt lịch thăm khám ngay hôm nay, và tìm lại nụ cười duyên dáng cho chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Răng khểnh là gì? Đẹp hay xấu? Có ý nghĩa như thế nào?
- Con gái răng khểnh có tính cách như thế nào? Cùng giải mã
- Răng thưa là gì? Có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680