Kiến thức nha khoa

Bệnh về răng là thủ phạm khiến da kém xinh

Nhiều người thường nghĩ mụn xuất hiện do chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, tuy nhiên, tình trạng này cũng do bệnh về răng.

unnamed file 2630

Các bệnh về răng có thể gây ra mụn. Mụn và các bệnh về răng có mối quan hệ với nhau. Hãy cùng nha khoa Teennie tìm hiểu về các bệnh về răng có phải là thủ phạm ngầm khiến da kém xinh không nhé!

Bệnh về răng có khiến da nổi mụn?

Bệnh về răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia, số lượng vi khuẩn propionibacterium tăng nhanh từ vùng răng bị viêm nhiễm hoặc nướu kích ứng có thể khiến da nổi mụn. Propionibacterium là vi khuẩn tồn tại trong các nốt mụn, cổ họng và khoang miệng. Khi mắc bệnh về răng, vi khuẩn này sẽ tăng đột biến dẫn đến tình trạng viêm da, gây mụn trứng cá.

unnamed file 2631

Kem đánh răng cũng có thể gây mụn. Rửa mặt trước khi đánh răng, các thành phần trong kem đánh răng còn sót lại quanh miệng nên gây khô, rát và kích ứng. Ngoài ra, vi khuẩn từ miệng trong kem đánh răng có thể dính vào cằm và ảnh hưởng đến làn da. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì cũng xuất hiện mụn do thay đổi nội tiết tố androgen, hormone liên quan đến hoạt động sinh sản. Nồng độ androgen không ổn định sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng và mệt mỏi cũng gây ức chế chức năng của hệ miễn dịch và tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Cảm giác lo lắng sẽ khiến chúng ta có hành vi cắn môi hoặc nhai bên trong má, điều này sẽ truyền vi khuẩn từ miệng sang mặt, làm nổi mụn.

Không phải tất cả trường hợp nổi mụn do sức khỏe răng miệng kém. Tuy nhiên, đây cũng là thủ phạm ngầm mà người bệnh cần lưu ý nếu xuất hiện mụn. Mụn do vệ sinh răng miệng kém, viêm nướu và sâu răng thường nổi nhiều ở má dưới, xung quanh môi và cằm.

unnamed file 2632

Bí quyết chăm sóc răng miệng để hạn chế mụn

Người bệnh cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng để giúp làn da tươi tắn và rạng ngời như:

  • Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-3 phút, chải lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng có chứa fluor.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh về răng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu.
  • Rửa mặt sau khi đánh răng để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mụn bám trên cằm và xung quanh miệng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ thực phẩm ít axit và đường. Hạn chế ăn nhiều kẹo, cam quýt, soda và khoai tây chiên.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, canxi, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến các bệnh về răng hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook