Kiến thức nha khoa

Bác sĩ điều trị hôi miệng bằng cách nào?

Hôi miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tuy nhiên, tình trạng này không phải lúc nào cũng được điều trị tại nhà.

unnamed file 2507

Hôi miệng do đâu?

Hôi miệng sinh lý

Hôi miệng sinh lý xuất phát từ các nguyên nhân tự nhiên và sinh lý thông thường. Theo các chuyên gia, hôi miệng sinh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Vi khuẩn miệng: Khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn. Khi mất sự cân đối trong tổ chức, vi khuẩn sẽ gây mùi hôi khó chịu.
  • Thói quen ăn uống: Một số loại thực phẩm như hành, tỏi, cà phê hay đồ uống có cồn có thể gây hôi miệng.
  • Khô miệng: Khô miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi miệng.
  • Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng bệnh lý

Hôi miệng bệnh lý xuất phát từ vấn đề sức khỏe. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng bệnh lý:

  • Sâu răng: Vi khuẩn tích tụ trong răng bị sâu sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Viêm nướu: Viêm nướu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng do các biến đổi hóa học trong cơ thể.
  • Vấn đề tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như viêm ruột, bệnh thận hay bệnh gan có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Viêm amidan: Các vấn đề về amidan cũng có thể gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
  • Bệnh hô hấp: Các vấn đề như viêm phế quảng hoặc viêm phổi có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng.

unnamed file 2508

Bác sĩ chữa hôi miệng như thế nào?

Khi nào cần đến bác sĩ để điều trị hôi miệng

Trong một số trường hợp, hôi miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp hôi miệng cần đến nha khoa để bác sĩ điều trị nhằm mang lại kết quả tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Sau đây là một số trường hợp hôi miệng không thể điều trị tại nhà:

  • Viêm nướu mức độ nghiêm trọng: Người bệnh cần có sự can thiệp của bác sĩ để điều trị viêm nướu và loại bỏ mảng bám.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng mất mô nha chu và cần phẫu thuật để điều trị bệnh lý.
  • Bệnh hô hấp: Hôi miệng do vấn đề hô hấp như viêm xoang, viêm họng cần đến bác sĩ để điều trị.
  • Bệnh tiêu hóa: Hôi miệng liên quan đến vấn đề dạ dày, ruột cần sự can thiệp của bác sĩ.

unnamed file 2509

Phương pháp điều trị hôi miệng tại nha khoa

Một số phương pháp điều trị hôi miệng mà bác sĩ có thể áp dụng như:

  • Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng chuyên sâu, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn từ nướu răng.
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến khoang miệng như sâu răng, loại bỏ tác nhân gây mùi, viêm amidan, viêm xoang.
  • Sử dụng các phương pháp điều trị chuyên biệt như laser tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch sâu; điều trị chuyên sâu nướu như tẩy mảng bám và làm sạch túi nướu để loại bỏ vi khuẩn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến cách điều trị hôi miệng của bác sĩ hay phương pháp niềng răng thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa Teennie qua hotline hoặc website để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook