Kiến thức nha khoa

Thực đơn cho người niềng răng: Nên và không nên ăn gì?

Khi niềng răng, việc phải gắn các khí cụ lên răng sẽ ít nhiều gây khó chịu, vướng víu. Đặc biệt, trong thời gian đầu khi chưa quen với “người bạn mới” này thì bạn sẽ gặp một chút khó ăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Đồng thời, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến bong mắc cài, dây cung và gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng.

Vậy bạn đã biết cách xây dựng thực đơn cho người niềng răng sao cho hợp lý và nên thay đổi thói quen ăn uống ra sao để không ảnh hưởng đến răng? Cùng Teennie tìm hiểu ngay nhé!

unnamed file 2729

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến quá trình niềng răng như thế nào?

Sau khi niềng răng, lúc này răng và hàm sẽ trở nên yếu hơn, do hệ thống khí cụ đang tạo lực để di chuyển những răng lệch lạc về đúng vị trí và điều chỉnh khớp cắn để tạo sự tương quan giữa hai hàm. Đồng thời, việc mắc cài, dây cung gắn chặt lên bề mặt răng, trong thời gian đầu có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ và hầu hết đều cảm giác cộm cấn, vướng víu,… khó ăn uống.

Chính vì vậy, ăn gì khi niềng răng là điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Nếu chúng ta áp dụng một thực đơn cho người đang niềng răng phù hợp sẽ giúp cho việc ăn uống thuận tiện, dễ dàng và tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đặc biệt, ăn uống khi niềng răng đúng cách còn hạn chế tối đa tình trạng làm lệch niềng hoặc khiến mắc cài bị bung tuột ra.

Nếu mắc cài, dây cung bị bung tuột sẽ dễ gây ra tình trạng trầy xước môi má, khiến bạn đau đớn, chảy máu và phải mất thời gian, công sức để đến nha khoa cho bác sĩ điều chỉnh. Đồng thời, cũng làm giảm hiệu quả của quá trình niềng răng.

Bên cạnh đó, xây dựng và tuân thủ một thực đơn cho người đang niềng răng tốt còn giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng tổn thương, tăng cường sức khỏe răng miệng và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ vậy giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng dễ vệ sinh răng miệng hơn.

unnamed file 2730

Bật mí thực đơn cho người niềng răng

Người đang niềng răng nên ăn gì?

Món ăn dành cho người niềng răng tùy theo từng giai đoạn, mà chúng ta có sự điều chỉnh sao cho phù hợp như sau:

Thời gian đầu sau niềng 2 – 3 tuần

Mới niềng răng nên ăn gì? Giai đoạn sau khi mới niềng răng, chúng ta sẽ cảm thấy hơi có chịu, ê buốt và không thoải mái như bình thường do chưa quen. Vì vậy, tốt nhất hãy ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng, ít mảnh vụn, dễ tiêu để không ảnh hưởng đến quá trình nhai khi răng mới niềng. Đồng thời, nên nhiều dinh dưỡng để khắc phục những trường hợp niềng răng bị hóp má, sút cân và giúp răng hàm khoẻ mạnh hơn.

  • Sữa và những thực phẩm làm từ sữa như: Phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua,…
  • Các thực phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc,…
  • Các thực phẩm xốp mềm: Bột ngũ cốc, đậu hũ,… hoặc bánh mì, bánh xốp mềm,…
  • Cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở
  • Thịt cá, rau củ, quả,… được xay nhuyễn, ninh nhừ nhuyễn
  • Các món nghiền như khoai tây,…
  • Sinh tố

unnamed file 2731

Khi niềng răng ổn định

Sau 3 tuần, lúc này bạn đã quen dần với việc đeo khí cụ, răng không còn đau nhức hay khó chịu và việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. Giai đoạn này, bạn ăn uống thoải mái hơn, nhưng những món ăn dành cho người niềng răng cần mềm, giàu vitamin, protein, canxi và magie,…

  • Ăn cơm mềm, bún, phở
  • Bổ sung rau củ quả tươi
  • Ăn đồ ăn chế biến từ trứng
  • Món ăn chế biến từ ngũ cốc
  • Món ăn chế biến từ sữa
  • Thịt cá, rau củ, quả,… nấu chín mềm, chế biến kỹ
  • Đậu phụ, khoai tây nghiền
  • Bánh flan, bánh bông lan
  • Trái cây
  • Sinh tố, nước ép
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày

unnamed file 2732

Niềng răng kiêng ăn gì?

Nhằm đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất, tránh bung mắc cài hoặc tổn thương răng miệng, chúng ta không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, dính, cứng như:

  • Thực phẩm dai: Thịt gà, thịt bò, bánh dày, bánh nếp, xôi chiên, bánh chưng, bánh tét, kẹo cao su,…
  • Thực phẩm dính: Kẹo caramel, kẹo cao su, kẹo gummy,…
  • Thực phẩm giòn: Bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo cứng, đồ chiên giòn,…
  • Thực phẩm cứng phải dùng lực ở răng và hàm phải cắn mạnh: Những loại hạt, kẹo cứng, bắp ngô, táo, cà rốt, mía, xương,….
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, chè,…
  • Tránh những thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo, vì chúng tác động xấu đến hàm răng
  • Giảm đồ uống có ga, nước ngọt bởi vừa dễ gây sâu răng, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ và mắc cài
  • Ngoài ra cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh

unnamed file 2733

Những kinh nghiệm khác trong quá trình niềng răng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình niềng răng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và có được kết quả thực hiện tốt hơn:

  • Không được dùng răng để cắn mở nắp chai vì sẽ làm hư hỏng khí cụ, khiến răng bị tổn thương và chạy sai lệch khỏi vị trí đang hướng đến.
  • Nên ăn chậm rãi, nhai thức ăn kỹ lưỡng và cắt nhỏ thức ăn giúp đảm bảo sức khoẻ và tránh các bệnh lý về đường tiêu hoá.
  • Sử dụng bàn chải có lông chải mềm và vệ sinh răng miệng ít nhất 4 – 5 lần một ngày, sau khi thức dậy, trước lúc đi ngủ, sau khi ăn uống nhằm tránh mắc phải những bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride không chỉ làm sạch răng tốt, mà còn bảo vệ, giúp răng cứng chắc trong quá trình niềng răng.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ của bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, theo dõi quá trình di chuyển của răng và kiểm tra phát hiện ra những vấn đề bất thường để xử lý kịp thời.

unnamed file 2734

Hy vọng, qua những thông tin mà Teennie vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết được thực đơn cho người đang niềng răng như thế nào, nên ăn gì và kiêng ăn gì. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với nha khoa Teennie bạn nhé!

TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://teennie.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong

Hotline: 0836 068 680

Chat zalo
Chat Facebook