Siết răng khi niềng là một trong những thao tác cần thiết và quan trọng trong quá trình niềng răng. Việc siết răng sẽ giúp bạn sớm có được kết quả điều trị như mong muốn và sẽ được thực hiện khi các bác sĩ nha khoa tư vấn bạn niềng răng mắc cài. Vậy siết răng khi niềng là gì? Siết răng khi niềng có những vấn đề quan trọng nào? Hãy cùng Teennie tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Siết răng khi niềng là gì?
Siết răng khi niềng là một thao tác siết chặt dây cung và mắc cài, sẽ được thực hiện trong trường hợp khi bạn niềng răng mắc cài. Siết răng khi niềng giúp răng dễ dàng di chuyển về với đúng vị trí mà bạn mong muốn cũng như giúp điều chỉnh được các sai lệch của răng được tốt hơn.
Thao tác này được thực hiện theo chu kì trong suốt quá trình niềng răng để sớm cho bạn thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian siết răng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của răng cũng như chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thời gian siết răng khi niềng được xác định trong hai trường hợp:
- Đối với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống: Bạn sẽ siết răng theo chu kỳ tầm 3 – 6 tuần/lần.
- Đối với phương pháp niềng răng mắc cài tự động: Bạn sẽ được siết răng theo chu kỳ tầm 1 – 2 tháng/lần.

Tại sao phải siết răng khi niềng?
Mục đích chính của việc siết răng khi niềng là để giúp nắn chỉnh lại những chiếc răng mọc lệch về đúng với vị trí trên cung hàm. Vì vậy, siết răng là yếu tố giúp siết chặt các mắc cài khi niềng và là cách tốt cũng như nhanh nhất để có thể điều chỉnh được những chiếc răng khấp khểnh, từ đó sẽ giúp cho hàm răng của bạn trở nên hài hòa và có tính thẩm mỹ hơn.
Niềng răng không giống như những phương pháp thẩm mỹ khác, vì niềng răng là một quá trình dài cần có sự kiên trì. Trung bình mỗi ca niềng răng thường kéo dài từ 12 – 36 tháng tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Để cho việc niềng răng được thuận lợi theo đúng quy trình, đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình điều trị, bạn cần phải tái khám đúng hạn theo sự chỉ định của bác sĩ.

Quy trình siết răng khi niềng được thực hiện như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu về “siết răng khi niềng là gì?” thì quy trình cũng là một thông tin quan trọng cần biết về siết răng khi niềng. Nắm rõ về quy trình sẽ giúp bạn theo dõi và thấy được sự chuyển biến của răng. Quy trình siết răng khi niềng không được tự thực hiện tại nhà mà phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây là quy trình siết răng chuẩn nha khoa bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ thực hiện sẽ kiểm tra và tháo bỏ các dây thun giữa các mắc cài (dây thun này sẽ có độ đàn hồi cao và được gắn trên mắc cài. Nó sẽ nối từ răng hàm này sang phía hàm đối diện tương ứng để có thể tạo ra lực kéo cho răng).
- Bước 2: Tiếp theo bác sĩ tháo dây cung chính của hàm đồng thời sẽ kiểm tra răng và tiến hành việc siết răng.
- Bước 3: Cuối cùng, bác sĩ sẽ giúp bạn gắn lại dây cung và gắn thêm dây thun (nếu cần thiết).
Tuỳ vào từng trường hợp răng miệng mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau đối với việc siết răng khi niềng. Ngoài ra, hiệu quả của việc niềng răng và siết răng còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ đó. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ niềng răng thẩm mỹ chất lượng cho bạn những trải nghiệm đáng giá nhất. Bạn có thể tham khảo các cơ sở niềng răng uy tín ở TPHCM để có hình dung rõ ràng nhất về lựa chọn của mình nhé!

Siết răng khi niềng có đau không?
Sau khi siết răng, cảm giác đau nhức và khó chịu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày và sẽ dần giảm đi. Để giảm thiểu cơn đau, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng một số biện pháp như chườm lạnh, chườm nóng hoặc dùng sáp niềng răng.
Nếu cảm giác đau kéo dài và gây tổn thương cho vùng má, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ niềng răng giỏi ở TPHCM là những lựa chọn đáng cân nhắc để bạn đến tư vấn chi tiết về niềng răng nói chung và siết răng khi niềng nói riêng.
Trong khoảng thời gian sau khi siết răng, sự khó chịu và cảm giác răng di chuyển là điều bình thường. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm dần sau vài ngày và có thể kiểm soát được bằng các phương pháp giảm đau mà bác sĩ chỉ dẫn.
Siết răng khi niềng bị đau phải làm sao?
Cảm giác đau nhức là điều hầu như ai cũng phải trải qua sau quy trình siết răng khi niềng. Để giảm thiếu tình trạng này, bạn có thể lưu lại những cách sau đây:
- Chườm đá lạnh: Bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá vào khăn sạch để chườm lên vị trí đau bên ngoài hàm trong vài phút. Hơi lạnh giúp co mạch máu và làm dịu cơn đau hiệu quả. Phương pháp này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.

- Chườm nước ấm: Để làm giảm ê buốt sau siết răng khi niềng, bạn có thể chườm nước ấm lên vùng đau. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh và chườm lên khu vực bị đau. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng nước quá nóng để không gây bỏng.
Ăn thức ăn mềm: Sau khi niềng răng, việc ăn thức ăn mềm, xốp như cháo, súp hay trái cây mềm sẽ giúp hạn chế cơn đau do tác động lực khi nhai đồ cứng, giòn. Thực phẩm mềm cũng giúp bảo vệ mắc cài.
Súc miệng với nước muối: Nước muối không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn hỗ trợ giảm đau sau khi siết mắc cài. Hòa tan muối biển vào nước ấm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm cơn ê buốt.
- Massage nướu răng: Massage nhẹ nhàng vùng nướu giúp các mô thích nghi với dụng cụ niềng và giảm đau nhức. Bạn có thể xoa nướu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau.
Những lưu ý về quá trình siết răng khi niềng
Quá trình niềng răng, đặc biệt là trong giai đoạn siết răng, có thể gây ra không ít khó chịu và đau nhức. Để giúp bạn vượt qua những khó khăn này một cách dễ dàng hơn, dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần nhớ trong suốt quá trình siết răng, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu làm quen với việc niềng.
- Ăn thức ăn mềm: Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi siết răng, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm như khoai tây nghiền, cháo, súp để giảm đau nhức và tránh tác động mạnh lên răng.
- Khắc phục dây vòm đâm vào má: Nếu dây vòm làm tổn thương mô mềm như má hoặc môi, bạn cần đến nha khoa ngay để bác sĩ điều chỉnh, có thể cắt ngắn dây vòm để tránh gây thêm tổn thương.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cảm giác đau vẫn tiếp diễn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng trước khi sử dụng.
- Thuốc gây tê miệng: Bạn có thể thoa các loại thuốc gây tê như Orajel lên răng và nướu để giảm cơn đau và khó chịu nhanh chóng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về kỹ thuật siết răng khi niềng trong niềng răng mắc cài, nó có thể mang đến không ít khó khăn và đau nhức, đặc biệt là trong những ngày đầu. Tuy nhiên, với những lưu ý và phương pháp chăm sóc đúng cách được đề cập, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn nếu thực hiện đúng và đều đặn. Quan trọng hơn hết, bạn hãy luôn lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ, cũng như tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình niềng răng luôn diễn ra suôn sẻ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thực hiện niềng răng, Nha khoa Teennie là lựa chọn lý tưởng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.
Hãy đến Nha khoa Teennie để có một nụ cười khỏe đẹp và tự tin hơn!
TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG
Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://teennie.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
Hotline: 0836 068 68