Kiến thức nha khoa

Sâu răng sữa: Nên trám răng, nhổ bỏ hay để tự rụng?

Sâu răng sữa diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ, bởi giai đoạn mọc và hoàn thiện hàm răng sữa của trẻ kéo dài đến tận năm 6 tuổi. Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, có thể gây các bệnh tiêu hóa, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn của trẻ nhỏ.

unnamed file 1702

Nếu trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra sâu răng sữa

Sâu răng xảy ra khi các mảng thức ăn tích tụ trên bề mặt răng và gây mòn men răng, tạo lỗ hổng, và sâu răng sữa cũng không ngoại lệ. Vi khuẩn kết hợp với thức ăn, axit và nước bọt tạo thành mảng bám, gây ra tình trạng sâu răng sữa ở trẻ.

Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ không duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường và không thường xuyên đi khám răng định kỳ.

Hệ quả từ việc bị sâu răng sữa

Nhiều phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng, sâu răng sữa ở trẻ là chuyện thường và những chiếc răng sữa này sẽ mất đi mà không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Tuy nhiên, điều này không chính xác.

Trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, nếu bị sâu răng sữa, sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng nhai và gây ra các vấn đề về tiêu hóa, làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Sâu răng cũng có thể ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ, gây ngại khi giao tiếp và phát âm không rõ ràng.

unnamed file 1703

Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng sữa có thể gây rụng răng sớm, ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này và gây tổn thương cấu trúc xương – răng. Vì thế, khi trẻ bị sâu răng, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp.

Xử lý ra sao khi trẻ bị sâu răng sữa?

Phương pháp trám răng phòng ngừa là một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng, tuy nhiên chỉ phù hợp cho trường hợp sâu răng mới xảy ra ở trẻ.

Trám răng là quá trình lấy sạch vết sâu răng và bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng phương pháp phù hợp tùy vào tình trạng sâu răng của trẻ. Đây được coi là một phương pháp được chuyên gia khuyên dùng, vì nó giúp trám bít hố rãnh và ngăn ngừa sâu răng sữa một cách hiệu quả.

Bọc răng là một phương pháp được sử dụng trong các trường hợp sâu răng nặng với vết sâu lớn, và một mão răng bằng thép sẽ là lựa chọn được chuyên gia khuyên dùng.

unnamed file 1704

Trường hợp sâu răng quá nặng mà không thể áp dụng các phương pháp trên, việc nhổ răng có thể là một biện pháp cần thiết.

Sâu răng là vấn đề phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển răng vĩnh viễn của trẻ. Khi trẻ bị sâu răng sữa, cha mẹ cần lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm nhổ răng hoặc trám răng, tùy thuộc vào mức độ sâu răng và sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa.

Cách phòng ngừa sâu răng sữa

Bên cạnh đó, chúng ta cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

  • Sử dụng các loại kem đánh răng chứa Flour, chải răng 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa đường cao như bánh kẹo, nước ngọt.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, và các loại trái cây.
  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống.
  • Đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng một lần.

Hi vọng các thông tin phía trên đã giúp các bậc phụ huynh biết thêm các phương pháp xử lý khi trẻ bị sâu răng sữa.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của Teennie để được giải đáp nhé!

TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG

Chat zalo
Chat Facebook