Khi niềng răng, một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải là rớt mắc cài niềng răng. Vậy liệu việc rớt mắc cài có ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn không? Cách xử lý ra sao để đảm bảo hiệu quả điều trị? Hãy cùng Teennie tìm hiểu chi tiết về vấn đề này và có giải pháp đúng đắn khi gặp phải tình huống tình huống tương tự. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về những bước cần làm để khắc phục sự cố, tiếp tục hành trình niềng răng an toàn, hiệu quả!
Bị rớt mắc cài niềng răng có sao không?
Trong hầu hết các trường hợp bị rớt mắc cài niềng răng nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thường ngày cũng như hiệu quả điều trị. Khi bạn bị rớt mắc cài niềng răng và trong tình huống xấu nhất là nuốt phải mắc cài có thể dẫn đến một số hậu quả sau:

- Làm chậm tiến trình niềng răng: Khi bạn làm rớt mắc cài niềng răng sẽ khiến răng không có được điểm để giúp cố định lực, và từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai cũng như khả năng di chuyển của răng. Vì vậy, quá trình niềng răng của bạn sẽ bị dừng lại để bác sĩ thay thế mắc cài.
- Gây viêm nhiễm khoang miệng: Với thiết kế của mắc cài theo hình vuông với 4 góc nhọn thì khi làm rớt mắc cài vào bên trong sẽ khiến cho khoang miệng có những vết thương hở. Và những vết thương này sẽ gây tình trạng vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm khoang miệng, nặng hơn nữa thì có thể bị viêm nha chu.
- Tổn thương dạ dày: Nếu vô tình bạn bị rớt mắc cài niềng răng và nuốt phải chúng sẽ làm dạ dày tổn thương nghiêm trọng. Vì mắc cài được làm từ vật liệu cứng, dạ dày không thể co bóp được, và trong quá trình co bóp thì mắc cài sẽ cọ xát dạ dày, dẫn đến việc dạ dày có những vết thương hở trên bề mặt.
Nguyên nhân làm rớt mắc cài niềng răng

Niềng răng mắc cài là phương pháp có độ bền cao nhưng trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, việc bạn sơ xuất làm rớt mắc cài niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, trong vài trường hợp, mắc cài bị lỏng theo thời gian vẫn có thể gây ra tình trạng rớt mắc cài niềng răng. Vậy có những yếu tố nào khiến mắc cài bị rớt? Cùng Teennie tham khảo một số lí do sau đây nhé:
Vệ sinh răng miệng bị sai cách
Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu dùng lực chải quá mạnh sẽ gây áp lực lên xương hàm, tổn thương phần lợi và dễ dẫn đến tình trạng rớt mắc cài niềng răng. Ngoài ra, việc sử dụng những chiếc bàn chải có chất liệu quá cứng cũng sẽ là một trong những yếu tố làm tăng khả năng rớt mắc cài niềng răng do chúng có thể va đập vào răng làm bung mắc cài.

Chế độ ăn uống không hợp lý
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rớt mắc cài niềng răng đó là chế độ ăn uống không hợp lý. Trong quá trình ăn uống, nếu bạn sử dụng những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho răng cũng như mắc cài của bạn bị ảnh hưởng. Việc ăn uống và hạn chế những loại thực phẩm như thế nào thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn trước khi tiến hành niềng răng. Bạn tránh ăn uống những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế tình trạng rớt mắc cài niềng răng nhé.
Bị tác động mạnh
Tình trạng rớt mắc cài niềng răng sẽ xảy ra nếu bị ngoại lực tác động mạnh. Những va chạm mạnh như va đập trong thể thao, hoặc một cú va chạm không mong muốn, có thể làm lỏng hoặc rớt mắc cài, thậm chí là bị gãy ngay trong hàm răng.
Độ đàn hồi của dây thun bị giảm
Nếu độ đàn hồi của dây thun bị giảm thì việc bị rớt mắc cài niềng răng là điều rất dễ xảy ra. Độ đàn hồi giảm khiến dây thun bị đứt và dẫn đến việc dây cung niềng răng cùng mắc cài bị tuột ra. Bạn hãy kiểm tra dây thun thật kỹ để có thể thay khi thun mất đi độ đàn hồi nhé.

Cần làm gì khi rớt mắc cài niềng răng?

Khi bị rớt mắc cài niềng răng, điều quan trọng nhất là đừng hoảng loạn. Đầu tiên, giữ mắc cài sạch sẽ (nếu bạn nhặt được chiếc mắc cài đã làm rớt) và mang theo khi đến buổi hẹn nha khoa kế tiếp để bác sĩ gắn lại.
Nếu mắc cài gây tổn thương cho nướu, bạn có thể dùng sáp niềng răng để bảo vệ vùng miệng khỏi mảnh kim loại. Bạn cần tuyệt đối tránh việc tự chỉnh dây cung bằng tay, nhai thức ăn cứng hoặc dùng vật liệu tự chế để gắn mắc cài tạm thời. Nếu chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ, đừng thực hiện những điều này để tránh gây thêm vấn đề và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị niềng răng.
Đặc biệt, nếu mắc cài bị nuốt vào bụng, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất khi bị rớt mắc cài niềng răng là bạn nên lập tức đến các cơ sở nha khoa chất lượng hoặc hẹn gặp trực tiếp các bác sĩ đáng tin cậy gần đó để kịp thời xử lý. Nếu bạn ở TPHCM, bạn có thể tham khảo danh sách các nha khoa niềng răng uy tín ở TPHCM hoặc các bác sĩ niềng răng giỏi ở TPHCM để lưu lại những địa chỉ uy tín, đề phòng trường hợp bị rớt mắc cài niềng răng.
Trên đây là những thông tin về việc rớt mắc cài niềng răng mà bạn cần chú ý để tránh tình trạng này xảy ra. Bên cạnh những nguyên nhân trên thì tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng, chính vì vậy hãy lựa chọn cho mình nơi uy tín để có thể thực hiện niềng răng. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Teennie để được trải nghiệm dịch vụ niềng răng thẩm mỹ cam kết về chất lượng, uy tín với bảng giá niềng răng rõ ràng, tiêu chí đặt khách hàng lên hàng đầu!
TEENNIE – HỆ THỐNG NIỀNG RĂNG SINH THÁI DÂY THẲNG
Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://teennie.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
Hotline: 0836 068 68