Trong một số trường hợp, nhằm đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất, giúp những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí và cân đối khớp cắn chuẩn đảm bảo ăn nhai tốt hơn, bác sĩ thường chỉ định niềng răng nhổ răng số 4. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề này bạn nhé!
Vị trí và vai trò của răng số 4
Thông thường, hàm răng của người trưởng thành sẽ có 32 cái răng, bao gồm 16 răng hàm dưới và 16 răng hàm trên. Trong đó, răng số 4 là răng tiền hàm (răng hàm nhỏ thứ nhất) và đếm từ chiếc răng cửa số 1 vào trong thì chiếc răng này nằm ở vị trí thứ tư, thuộc giữa cung hàm, có kích thước nhỏ, hình mũ nấm, nhọn về 4 góc của răng.
Răng số 4 không phải là chiếc răng quan trọng nhất. Trong giai đoạn răng sữa, răng số 4 hỗ trợ nghiền nát thức ăn, hỗ trợ phát âm chuẩn và cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như tổng thể khuôn mặt. Với giai đoạn trưởng thành, nó hỗ trợ răng nanh cắn xé và răng hàm số 6, số 7 nghiền nát thức ăn là chính. Đồng thời, nâng đỡ cơ mặt, tránh xảy ra tình trạng khuôn mặt chảy xệ.
Tại sao thường được chỉ định nhổ răng số 4 khi niềng răng?
1/ Lý do niềng răng nhổ răng số 4
Khi niềng răng, đa phần các trường hợp bác sĩ chỉ định phải nhổ răng đều áp dụng ở 2 răng số 4 hàm dưới và 2 răng số 4 hàm trên. Sở dĩ niềng răng nhổ răng số 4 là vì:
Răng số 4 nằm giữa cung hàm, vì vậy việc nhổ bỏ sẽ thuận lợi hơn so với những răng khác.
Khi răng số 4 được loại bỏ, bác sĩ dễ dàng di răng về sau của nhóm răng cửa hoặc di răng ra trước của nhóm răng hàm. Nhờ vậy giúp mang lại hiệu quả tốt hơn, rút ngắn thời gian và độ chính xác cao.
Những chiếc răng số 4 đóng vai trò không quan trọng lắm về ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Răng số 5 vừa có hình thể, vừa có chức năng tương đồng với răng số 4. Do đó, nếu niềng răng nhổ răng số 4 các răng số 5 sẽ dễ dàng thay thế, đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ luôn bình thường.
2/ Các trường hợp niềng răng nhổ răng số 4
Sau khi thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất. Dưới đây là những trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng nhổ răng số 4:
Răng hô: Răng không mọc thẳng đứng, mà đưa về phía trước, làm khuôn mặt không cân đối. Khi nhổ răng số 4, bác sĩ dễ dàng điều chỉnh răng và khớp cắn về đúng vị trí, tạo sự tương quan chuẩn giữa hai hàm.
Răng khấp khểnh, mọc lộn xộn, chen chúc: Nhổ răng số 4 giúp tạo khoảng trống cần thiết, để sắp xếp răng hài hoà, đều đẹp hơn.
Sai khớp cắn nặng: Sai khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn đối đỉnh, khớp cắn chéo, khớp cắn hở,… mức độ nặng, việc xử lý răng số 4 là chỉ định bắt buộc mới có thể đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nhổ răng số 4 khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Như đã nói ở trên, răng số 4 nằm vị trí giữa cung hàm rất dễ xử lý và đóng vai trò không quan trọng lắm về ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Đồng thời, răng số 5 có hình thể và chức năng tương đương để thay thế. Trong quá trình chỉnh nha răng số 5 sẽ được dịch chuyển vào vị trí răng số 4 đã nhổ, nên không xảy ra tình trạng tiêu xương hay xô lệch các răng xung quanh, đảm bảo nụ cười đẹp hoàn hảo.
Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và chụp X-quang, đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, sự cần thiết của việc nhổ răng đối với kết quả chỉnh nha và đảm bảo việc nhổ răng số 4 không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Nếu trong phim X-quang, dưới chân răng số 4 có dây thần kinh đi ngang, bác sĩ sẽ không thực hiện nhổ bỏ mà thay thế lộ trình điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành gây tê trước khi nhổ răng số 4 và thao tác thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng, không cần cắt rạch hay xử lý chuyên sâu. Do đó, hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn, khó chịu hay mất máu quá nhiều. Trong thời gian đầu, chúng ta có thể cảm thấy hơi ê nhẹ, nhưng vết nhổ sẽ sớm phục hồi và trở lại như bình thường.
Những lưu ý sau khi nhổ răng số 4
Trong 24 giờ sau khi nhổ răng số 4, bạn nên ăn thức ăn mềm, loãng. Tránh ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc nóng, lạnh.
Tuyệt đối không được sử dụng bia, rượu, cafe, nước ngọt có gas, thuốc lá…
Chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ giúp giảm đau nhức, khó chịu và giảm sưng.
Không được chọc tay, khạc nhổ, hay tác động nhiều vào vết thương. Vì có thể gây mất máu, nhiễm trùng, lở loét, khó lành.
Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9% bán sẵn tại các hiệu thuốc trong những ngày đầu.
Đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng, tránh đưa bàn chải vào vị trí vừa nhổ răng.
Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh theo toa thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng nhiều hơn cũng như giảm liều, lúc quên lúc nhớ.
Nghỉ ngơi thường xuyên, đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
Nếu có bất kỳ bất thường nào như đau nhức kéo dài, sưng viêm, chảy máu… cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Tái khám theo lịch của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về việc niềng răng nhổ răng số 4. Để được các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha – niềng răng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Teennie!