Niềng răng đang là xu hướng thẩm mỹ nha khoa ngày càng phổ biến, mang đến nụ cười rạng rỡ và hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, để hành trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn cần bỏ túi 7 kinh nghiệm niềng răng sau đây mà Nha khoa Teennie chia sẻ sau đây!
Kinh nghiệm niềng răng #1: Chọn loại niềng răng phù hợp
Kinh nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất mà Nha khoa Teennie muốn chia sẻ là bạn cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đánh giá chi tiết tình trạng răng miệng. Dựa trên mức độ sai lệch khớp cắn, tình trạng răng và nhu cầu thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại niềng răng phổ biến:
Loại niềng | Niềng răng mắc cài kim loại | Niềng răng mắc cài sứ | Niềng răng Invisalign |
Mô tả | Là phương pháp niềng răng phổ biến, sử dụng các khí cụ kim loại để di chuyển răng về vị trí mong muốn, giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. | Là phương pháp niềng răng sử dụng các khí cụ niềng bằng sứ có màu sắc gần giống với màu răng, giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười hiệu quả. | Là phương pháp niềng răng sử dụng khay niềng trong suốt, được chế tạo riêng cho từng cá nhân dựa trên dấu mẫu răng. Khay niềng Invisalign sẽ ôm sát vào từng chiếc răng, tạo lực nhẹ nhàng để di chuyển răng về vị trí mong muốn. |
Ưu điểm | Chi phí rẻ nhất, hiệu quả cao, chịu lực tốt, phù hợp với nhiều trường hợp răng. Đặc biệt điều trị hiệu quả nhất với những case phức tạp. | Thẩm mỹ hơn niềng mắc cài kim loại do màu sắc gần giống với màu răng, ít gây kích ứng nướu. | Thẩm mỹ cao, có thể tháo lắp dễ dàng, vệ sinh răng miệng thuận tiện. |
Nhược điểm | Mất thẩm mỹ do mắc cài và dây cung kim loại khá to, có thể gây kích ứng nướu. | Chi phí cao hơn niềng mắc cài kim loại, dễ bong mắc cài hơn. | Chi phí cao nhất, đòi hỏi sự tuân thủ cao của bệnh nhân, không phù hợp với tất cả các trường hợp răng. |
Bên cạnh các loại niềng răng phổ biến trên, còn có một số loại niềng răng khác như niềng răng mặt lưỡi, niềng răng mắc cài mini,…
Kinh nghiệm niềng răng #2: Những giai đoạn khó khăn của niềng răng
Niềng răng để có nụ cười rạng rỡ, hàm răng khỏe mạnh đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại bởi bạn sẽ phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn nhất định. Dưới đây là một số giai đoạn thường gặp mà bạn có thể trải qua trong quá trình niềng răng:
Giai đoạn đầu niềng răng:
- Cảm giác khó chịu và ê buốt: Khi mới gắn mắc cài, bạn có thể cảm thấy ê buốt, cộm vướng do lực siết của mắc cài và dây cung tác động lên răng.
- Khó khăn trong ăn uống: Do răng chưa quen với lực siết, bạn có thể gặp khó khăn khi nhai thức ăn.
- Khó nói chuyện: Mắc cài và dây cung có thể khiến bạn nói chuyện khó khăn, phát âm không rõ ràng.
- Tâm lý lo lắng và bực bội: Bạn có thể cảm thấy lo lắng, bực bội khi gặp khó khăn trong giai đoạn đầu niềng răng.
Giai đoạn siết răng:
- Đau nhức trong những lần đầu: Mỗi lần siết răng sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội trong vài ngày đầu và cơn đau này thường sẽ giảm dần sau đó.
- Lỏng mắc cài: Do lực siết răng, mắc cài có thể bị bong tróc. Hãy liên hệ bác sĩ ngay để được gắn lại kịp thời.
- Thay đổi vị trí răng: Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi về vị trí răng, khiến khuôn mặt trông khác biệt. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ cải thiện dần sau khi kết thúc quá trình niềng.
Giai đoạn tháo mắc cài (sau khi hoàn thành niềng):
Sau khi tháo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì để giữ cho răng ở vị trí mong muốn. Nếu không, răng có thể bị xô lệch trở lại.
Kinh nghiệm niềng răng #3: Xác định trường hợp cần nhổ răng khôn khi niềng răng
Việc nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí răng khôn, mức độ mọc lệch, mức độ ảnh hưởng đến răng lân cận,… Quyết định nhổ răng khôn cần được dựa trên đánh giá của bác sĩ nha khoa chuyên môn. Dưới đây là một số trường hợp điển hình cần nhổ răng khôn khi niềng răng:
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Tình trạng mọc nghiêng, đâm chéo vào các răng kế cận, gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức, thậm chí tiêu hủy chân răng.
- Răng khôn thiếu không gian mọc: Trong tình trạng thiếu không gian, chúng có thể mọc lệch, chen lấn các răng khác, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
- Răng khôn gây ra các biến chứng: Viêm quanh thân răng, áp xe, u nang răng khôn, tiêu hủy xương hàm và ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu.
- Răng khôn ảnh hưởng đến kế hoạch niềng răng: Việc nhổ răng khôn sẽ giúp tạo ra không gian cần thiết cho các răng di chuyển, đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Kinh nghiệm niềng răng #4: Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau niềng
Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng một trong những kinh nghiệm niềng răng quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình niềng và sau khi tháo niềng. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên dụng, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn dư thừa và mảng bám.
Kinh nghiệm niềng răng #5: Ăn uống đúng cách khi đang niềng răng
Ăn uống đúng cách khi niềng răng đóng vai rất quan trọng góp phần bảo vệ răng miệng, thúc đẩy quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai và cắt nhỏ thành miếng vừa ăn để hạn chế tác động lên mắc cài. Và tránh xa các thực phẩm cứng, dai, dính, thức ăn có nhiều đường,… để bảo vệ mắc cài và nướu.
Danh sách các loại thực phẩm nên và không nên khi niềng răng:
Nên ăn | Hạn chế ăn |
– Cháo, súp, canh; – Bún, phở, nui, mì ống nấu mềm; – Thịt xay, cá hấp, cá kho mềm; – Trứng ốp la, trứng luộc lòng đào; – Rau củ quả mềm: rau luộc, bí đỏ, khoai lang, súp lơ xanh,… – Trái cây mềm: chuối, bơ, kiwi, dâu tây, xoài chín,… – Sữa chua, sữa tươi… | – Kẹo, đá viên, quả cứng; – Thịt dai, xương sụn; – Bánh mì, pizza; – Rau củ quả sống: cà rốt, táo,… |
Kinh nghiệm niềng răng #6: Xử lý các vấn đề thường gặp khi niềng mắc cài
Trong quá trình niềng răng cần trang bị kiến thức về các vấn đề thường gặp để có thể xử lý kịp thời và đúng cách. Liên hệ bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường. Một số cách xử lý cho các vấn đề thường gặp khi niềng mắc cài:
Bung hoặc lỏng mắc cài
Nguyên nhân: Do ăn thức ăn cứng, dai, dính, tác động mạnh vào răng; Do mắc cài sử dụng lâu ngày, bị lão hóa hoặc do chất lượng kém hoặc thuật gắn không đúng, mắc cài không bám chặt vào răng.
Cách xử lý: Nếu mắc cài bị bung nhẹ, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định tạm thời và đến gặp nha sĩ để gắn lại. Nếu mắc cài bị bung hoàn toàn hoặc lỏng nhiều, bạn cần đến gặp nha sĩ để gắn lại hoặc thay thế mới.
Dây cung bị đâm vào má hoặc nướu
Nguyên nhân: Do dây cung bị cong hoặc quá dài gãy hoặc do lực siết của dây cung quá lớn. Hoặc mắc cài gắn không đúng vị trí, khiến dây cung không ôm sát vào răng.
Cách xử lý: Nếu dây cung chỉ đâm nhẹ vào má hoặc nướu, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để che phủ phần đầu nhọn của dây cung. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để uốn cong phần dây cung đâm vào má/nướu (nếu có thể). Nếu dây cung đâm sâu hoặc gây đau nhức, bạn cần đến gặp nha sĩ để điều chỉnh hoặc thay thế dây cung mới.
Gặp vấn đề về vệ sinh răng miệng
Nguyên nhân: Do cấu trúc mắc cài và dây cung khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
Cách xử lý: Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, có đầu nhỏ và lông mềm để dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng và mắc cài. Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở những khu vực mà bàn chải không thể len đến. Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride để giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
Kinh nghiệm niềng răng #7: Lên kế hoạch chi phí niềng răng hợp lý
Khi quyết định niềng răng, một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc là chi phí. Tùy thuộc vào phương pháp niềng răng, nha khoa và tình trạng răng miệng của mỗi người, chi phí niềng răng có thể dao động đáng kể. Vì vậy, việc lên kế hoạch tài chính hợp lý là rất cần thiết để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và không gây áp lực về mặt kinh tế.
Tại Nha khoa Teennie, chúng tôi hiểu rằng chi phí niềng răng có thể là một rào cản đối với nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên và những ai đang gặp khó khăn về tài chính. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai chính sách niềng răng trả góp vô cùng linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Với chính sách niềng răng trả góp của Nha khoa Teennie, quý khách hàng chỉ cần trả trước 5 triệu đồng là đã có thể sử dụng dịch vụ niềng răng trọn gói mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh khi gắn mắc cài. Toàn bộ số tiền còn lại của gói dịch vụ niềng răng sẽ được hỗ trợ trả góp với lãi suất 0%, giúp giảm áp lực tài chính đáng kể.
Trên đây là 7 kinh nghiệm niềng răng quý báu mà Nha khoa Teennie muốn chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có một hành trình niềng răng suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0836 068 680 hoặc truy cập fanpage Teennie – Nha Khoa Học Đường để được tư vấn cụ thể và lên kế hoạch niềng răng phù hợp nhé!