Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp chỉnh nha mới ra đời sau này. Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện trên thị trường đã nhanh chóng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết được niềng răng mắc cài mặt trong là gì? Niềng răng mặt trong có tốt không bạn nhé!
Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong là gì?
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi niềng răng mặt lưỡi, với tiếng anh là Lingual braces, được hai bác sĩ Craven Kurz và Jim Mulick nghiên cứu và phát triển vào năm 1975.
Về cấu tạo, niềng răng mắc cài mặt trong tương tự như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống bình thường, bao gồm mắc cài, dây cung và một số khí cụ đi kèm khác để. Tuy nhiên, thay vì gắn vào mặt ngoài thì chúng được cố định ở mặt sau của răng.
Hiện nay, khí cụ niềng răng mặt trong đang được nhiều thương hiệu đăng ký sản xuất và phân phối và mỗi thương hiệu sẽ có những điểm khác biệt đôi chút. Ví dụ: Khí cụ Incognito của hãng 3M sở hữu mắc cài nhỏ và mỏng hơn, có phần giá đỡ; Khí cụ Inbraces do hãng NASA sản xuất, hoạt động gần giống với hệ thống niềng răng mắc cài tự động, với dây cung có thể uốn cong tốt, tự phản ứng với nhiệt độ trong khoang miệng.
Công dụng của niềng răng mắc cài mặt trong đó là giúp di chuyển những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí, mang lại hàm răng đều đẹp và nụ cười hoàn hảo hơn. Đồng thời, điều chỉnh khớp cắn chuẩn, đảm bảo chức năng ăn nhai và tạo cung răng tròn, góp phần làm khuôn mặt trở nên cân đối, tăng cường sức khỏe toàn thân.
Ưu điểm:
Niềng răng mắc cài mặt đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất trong các phương pháp chỉnh nha, không có ai phát hiện chúng ta đang niềng răng, giúp giữ bí mật hữu hiệu. Rất thích hợp với những người làm công việc giao tiếp nhiều, yêu cầu cao về ngoại hình như: Diễn viên, ca sĩ, MC, người mẫu, giáo viên, giao dịch viên, CEO…
Nhờ khí cụ được gắn bên trong mặt răng, nên sau khi tháo niềng sẽ hạn chế tình trạng bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng hoặc thủy khoáng, sâu răng…giúp răng luôn sáng đẹp, cho nụ cười rạng rỡ mọi góc nhìn.
Niềng răng mắc cài mặt rất an toàn, khí cụ được làm từ chất liệu cao cấp. có tính tương thích cao với cơ thể như: hợp kim niken – titan và ứng dụng công nghệ CAD/CAM. Trong quá trình điều trị không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không oxy hoá hoặc biến đổi chất.
Hạn chế:
Hiệu quả niềng răng mắc cài mặt trong chậm hơn so với niềng răng mắc cài mặt ngoài từ 3 – 6 tháng.
Vì mắc cài được gắn ở mặt bên trong của răng (phần tiếp giáp với lưỡi). Trong thời gian đầu sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và phát âm.
Mất nhiều thời gian và công sức hơn cho việc vệ sinh. Đồng thời, thức ăn, mảng bám cũng dễ mắc kẹt xung quanh răng và khí cụ khi ăn uống.
Chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cao hơn gấp 2 – 3 lần so với các phương pháp chỉnh nha khác.
Không phải nha khoa và bác sĩ nào cũng đủ điều kiện thực hiện
Niềng răng mắc cài mặt trong phù hợp với những đối tượng nào?
Niềng răng mắc cài mặt trong là giải pháp tối ưu cho những khách hàng đang gặp phải những sai lệch về răng và khớp cắn như:
1/ Răng không đều
Răng mọc lộn xộn: Răng mọc chìa ra, thụt vào, các răng mọc chồng lên nhau khiến nụ cười kém duyên, khó vệ sinh răng miệng và hay giắt thức ăn vào bên trong các kẽ răng.
Răng khấp khểnh: Răng khểnh mọc lệch hẳn ra bên ngoài, lệch vào trong,…gây mất thẩm mỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng.
Răng thưa, hở kẽ: Thiếu răng, mất răng bẩm sinh, cung hàm quá rộng, những thói quen xấu như dùng lưỡi đẩy răng, xỉa tăm… khiến răng thưa, hở kẽ, làm hàm răng mất cân đối. Hơn nữa, theo phong thuỷ người có răng thưa không thuận lợi trong cuộc sống.
Răng hô vẩu: Là tình trạng mà hàm trên chìa ra, thậm chí răng chìa ra khỏi môi và hàm dưới thụt vào, khiến cho khuôn mặt kém hài hoà, phát âm không chuẩn.
Răng móm: Ngược lại với răng hô, khi bị móm, răng hàm trên sẽ thụt vào và răng hàm dưới nhô ra, tạo thành mặt lưỡi cày kém duyên, cũng như khó ăn nhai.
2/ Sai khớp cắn
Khớp cắn sâu: Là tình trạng mà khi chúng ta cắn hai hàm lại với nhau. hàm trên nhô ra trước và phủ lên răng cửa hàm dưới khoảng từ 50% trở đi.
Khớp cắn ngược: Nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên, khiến cho khuôn mặt mất cân đối. Nguyên nhân chủ yếu là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới, hoặc thói quen trượt hàm sang bên.
Khớp cắn chéo: Hàm trên và hàm dưới không có sự đối xứng về vị trí răng cũng như kẽ răng, khi cắn hai hàm lại sẽ thấy răng cửa hàm trên và hàm dưới lệch nhau, bị gấp khúc ở khe răng cửa.
Khớp cắn hở: Đây là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, do sự phát triển bất thường của cấu trúc xương. Hàm răng trên và dưới không chạm vào nhau cắn lạ.
Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài mặt trong có giá cao hơn gấp 2 – 3 lần so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Hiện nay, chi phí thực hiện 1 liệu trình niềng răng mắc cài mặt trong sẽ dao động từ 80 – 120 triệu đồng.
Tuỳ theo tình trạng răng miệng, mức độ sai lệch về răng mà sau khi thăm khám, chụp phim x quang, các nha khoa sẽ thông báo mức giá chính xác nhất cho khách hàng. Thực tế, nếu răng sai lệch nhẹ, không phải nhổ răng, sức khoẻ răng miệng tốt… thì chi phí sẽ thấp hơn.
Ngược lại, răng và khớp cắn sai lệch nặng, phức tạp, xương hàm cứng, cần nhổ răng cũng như phải điều trị các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu, viêm nướu.. Hoặc sử dụng thêm những khí cụ chuyên dụng khác, mới có thể đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất, thì chắc chắn phải bỏ ra nhiều tiền hơn.
Tại sao giá niềng răng mặt trong cao hơn niềng răng mặt ngoài?
Sở dĩ, chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cao hơn và luôn đứng trong TOP đầu. Bởi vì:
1/ Yêu cầu kỹ thuật cao
Niềng răng mắc cài mặt trong rất khó thực hiện và không phải bác sĩ chỉnh nha nào cũng đủ chuyên môn để áp dụng. Việc điều chỉnh lực kéo cho mắc cài di chuyển bên mặt trong răng theo đúng vị trí, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất, an toàn nhất cho khách hàng không hề đơn giản
Đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Khi niềng răng mắc cài mặt cần lên kế hoạch kỹ lưỡng, khoa học, tính toán hợp lý và cẩn trọng, tỉ mỉ từng thao tác.
2/ Khí cụ cao cấp và được nhập khẩu
Nếu như niềng răng mắc cài kim loại hoặc niềng răng mắc cài sứ được các đơn vị labo trong nước sản xuất rất nhiều, dễ dàng tìm kiếm, với chi phí thấp, thì khí cụ mắc cài mặt trong cần nhập khẩu từ tập đoàn thiết bị y tế 3M, NASA…
Hơn nữa, sản xuất khí cụ mắc cài mặt trong phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, còn sử dụng vật liệu cao cấp và cần ứng dụng những công nghệ tiên tiến, phần mềm CAD/CAM 3D….
Tuy nhiên, nếu so sánh giá thành và những ưu điểm của phương pháp này về mặt thẩm mỹ, hiệu quả, tính an toàn… hoàn toàn xứng đáng để bạn lựa chọn, giúp mình sớm sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn. Hơn nữa, có thể tự tin mọi lúc mọi nơi, không sợ người khác phát hiện và chỉ riêng mình cảm nhận được sự thay đổi từng ngày trên hàm răng.
Quá trình niềng răng mặt trong đúng tiêu chuẩn
Niềng răng mắc cài mặt trong được thực hiện theo quy trình gồm các bước sau đây:
Bước 1: Khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn điều trị tổng quát
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng
Chụp x quang bằng máy Panorex và Cephalometric giúp xác định cấu trúc xương hàm, xương răng, chân răng và kiểm tra các bất thường, bệnh lý ở răng như: Nhiễm trùng trong xương, bệnh nha chu, viêm tủy…
Nếu khách hàng bị sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm nha chu sẽ được chỉ định điều trị dứt điểm, đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Tiến hành lấy dấu mẫu hàm để thiết kế bộ mắc cài đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp
Bước 2: Giai đoạn gắn khí cụ
Sau khi điều trị các bệnh lý về răng miệng, nhằm giúp quá trình niềng răng sau này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối cao, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định gắn các loại khí cụ như: Tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu,…
Bước 3: Tiến hành gắn các mắc cài mặt trong
Đầu tiên, khách hàng được vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Tiếp theo, bác sĩ tiến hành gắn các mắc cài kim loại lên từng chiếc răng ở mặt trong và cố định bằng keo chuyên dụng.
Sau đó, đưa dây cung vào các rãnh mắc cài và điều chỉnh lực kéo phù hợp, giúp răng di chuyển đúng vị trí.
Bác sĩ dặn dò cách chăm sóc răng miệng và ăn uống sau khi niềng răng. Hẹn lịch tái khám.
Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ cho đến khi kết thúc liệu trình
Khoảng 4 – 6 tuần chúng sẽ quay trở lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý các vấn đề liên quan như thay dây cung môi và thay thun, tăng lực siết hàm.
Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp đảm bảo sức khỏe cho răng miệng trong suốt quá trình điều trị
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ nha khoa khác.
Khách hàng được đeo hàm duy trì từ 3 – 6 tháng. Hàm duy trì có tác dụng giữ các răng ổn định vững chắc ở vị trí mới, tránh tình trạng răng di chuyển sai lệch.
Tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra độ ổn định của răng và phát hiện kịp thời những bất thường nếu có.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi đeo hàm duy trì.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết được niềng răng mắc cài mặt trong là gì? Niềng răng mặt trong có tốt không? và niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu? Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn tình trạng răng miệng, hãy liên hệ ngay với Teennie – Nha khoa chuyên chỉnh nha – niềng răng hàng đầu tại TP.HCM.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680