Kiến thức nha khoa

Hướng dẫn cách vệ sinh hàm duy trì sau khi niềng răng

Sau khi tháo mắc cài hoặc khay niềng, tất cả mọi người đều được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì nhằm giúp răng hàm ổn định, thích nghi tốt hơn và tránh tình trạng xô lệch, ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng biết cách vệ sinh hàm duy trì đúng.

unnamed file 3027

Cách vệ sinh hàm duy trì đúng

Cách vệ sinh hàm duy trì mặc dù đơn giản, nhưng đòi hỏi chúng ta cần thực hiện đúng mới có thể đảm bảo tuổi thọ của loại khí cụ sau niềng răng này, tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng và đồng thời tăng cường hiệu quả mang lại.

Hiện nay, có hai loại hàm duy trì phổ biến nhất là: Hàm cố định và hàm tháo lắp. Trong đó, mỗi loại sẽ có cách vệ sinh hàm duy trì khác nhau:

1/ Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định làm từ dây thép, có hình thẳng hoặc xoắn và được gắn trực tiếp vào phía trong các răng trước. Ưu điểm của loại hàm này là mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian sử dụng do lực ổn định, chắc chắn.

unnamed file 3028

Đối với hàm duy trì cố định, bạn hãy đến nha khoa thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Qua khâu thăm khám, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm những mảng bám, vôi răng hoặc vị trí sai lệch… sẽ có sự điều chỉnh, giúp răng miệng bạn luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, đảm bảo lộ trình thực hiện chính xác nhất.

Bên cạnh đó, cách vệ sinh hàm duy trì cố định tại nhà mà bạn nên tuân thủ đó là: Đánh răng 2 – 3 lần/ ngày với bàn chải mềm mại, đồng thời nhẹ nhàng đưa bàn chải chà lên khu vực hàm duy trì. Súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám… cho khoang miệng sạch sẽ, thơm tho.

2/ Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp được làm từ nhựa trong suốt và thiết kế ôm sát khít bề mặt răng, Cách vệ sinh hàm duy trì tháo lắp sẽ thuận tiện hơn so với hàm duy trì cố định, bởi chúng ta có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

unnamed file 3029

Đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần, bạn tháo hàm ra và dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Fluor để làm sạch vi khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa. Tuy nhiên, cần thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận và nếu không có nhu cầu đeo lại vào khuôn miệng bạn hãy cất vào hộp đựng, tránh để lung tung.

Trường hợp, nếu hàm duy trì tháo lắp của mình xuất hiện các vết màu trắng, ố vàng và không thể làm sạch, bạn hãy đến nha khoa cho bác sĩ thăm khám, hỗ trợ.

Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì

  • Sử dụng hàm duy trì tháo lắp, khi ăn uống, chơi thể thao, vệ sinh răng miệng hay vận động mạnh bạn hãy tháo ra.
  • Thời gian tháo hàm duy trì tháo lắp không được vượt quá 12 giờ trong 6 tháng đầu tiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất.
  • Nhằm tránh vi khuẩn, bụi bẩn tấn công hoặc làm rơi gây nứt vỡ, chúng ta cần cất hàm duy trì tháo lắp vào hộp đựng.
  • Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ, giúp bác sĩ theo dõi tốt nhất tình trạng của răng và nếu có những sai lệch hoặc các vấn đề xảy ra sẽ điều chỉnh kịp thời.

unnamed file 3030

  • Khi đeo hàm duy trì cố định, bạn không được tự ý điều chỉnh hoặc tháo ra, phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ để tránh làm khí cụ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Không cọ rửa, vệ sinh hàm duy trì quá mạnh, chỉ thực hiện các thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận.
  • Tránh ăn thức ăn quá cứng, quá dai, quá dẻo và hạn chế uống đồ uống nhiều gas, cồn
  • Ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn, không dùng lực quá mạnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng răng mọc xô lệch
  • Từ bỏ các thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàm duy trì và khiến răng yếu đi như: Nghiến răng, cắn bút, mở đồ bằng miệng.

Trên đây là những hướng dẫn cách vệ sinh hàm duy trì sau khi niềng răng và những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn! Nếu bạn đang không biết tại sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng bạn có thể cùng Teennie tìm hiểu nhé!

Chat zalo
Chat Facebook