Kiến thức nha khoa

Niềng răng mắc cài mặt trong có thực sự tốt như bạn nghĩ?

San Dentist   |   Kiến thức nha khoa   13.01.2021

Niềng răng mắc cài mặt trong được phát triển với mục đích không chỉ giúp bạn có diện mạo đẹp hơn sau khi niềng mà trong suốt quá trình niềng cũng có thể tự tin tỏa sáng. Nhờ đặc điểm không để lộ những mắc cài chi chít trên bề mặt răng nên đây chính là điểm cộng tuyệt vời của phương pháp này, phù hợp với những bạn có nhu cầu làm đẹp nhưng e ngại việc đeo mắc cài sẽ trông xấu hơn. 

Tuy nhiên, niềng răng mắc cài mặt trong có đảm bảo an toàn hay không và chi phí như thế nào? Để hiểu hơn về kỹ thuật chỉnh nha hiện đại này, các bạn hãy cùng Nha khoa học đường Teennie tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Niềng răng mắc cài mặt trong và những sự thật bạn chưa biết!

Niềng răng mắc cài mặt trong là gì?

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Hình thức niềng răng này có cấu tạo hoàn toàn giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng khác về vị trí gắn mắc cài. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi/mặt trong được gắn vào mặt trong của thân răng, giúp cho người niềng răng tự tin hơn và thuận tiện. 

Hình thức niềng răng này ứng dụng hệ thống dây cung với mắc cài và các khí cụ nha khoa khác để tác động lên mặt răng bên trong. Mục đích của phương pháp niềng răng này là giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí vốn có trên cung hàm, nắn chỉnh khớp cắn chuẩn, hài hòa các đường nét trên khuôn mặt.

Đặc biệt, hình thức niềng răng này còn tạo nên sự thẩm mỹ tuyệt vời cho khách hàng. Bởi mắc cài gắn ở trong thân răng, không bị lộ ra bên ngoài. Từ đó, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp trong quá trình đeo niềng răng. 

Niềng răng mắc cài mặt trong có thể ứng dụng bộ mắc cài bằng kim loại hoặc sứ hay pha lê tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. 

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Trường hợp nên và không nên niềng răng mắc cài mặt trong 

Được đánh giá là phương pháp niềng có tính thẩm mỹ cao và niềng răng mặt lưỡi có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp chỉnh nha từ trẻ nhỏ đến người lớn. Hình thức mắc cài mặt phía trong thân răng phù hợp với nhóm đối tượng có tình trạng răng bao gồm: 

  • Răng hô

  • Răng móm

  • Răng thưa

  • Răng lệch lạc

Những trường hợp răng như trên có thể ứng dụng phương pháp niềng răng này để điều chỉnh vị trí răng. Tuy nhiên, 1 số trường hợp không thể áp dụng phương pháp niềng răng này, bao gồm:

  • Răng và xương hàm yếu, không đủ lực siết và lực kéo răng từ mặt trong của răng.

  • Răng giả quá nhiều, độ cứng của nướu và chân răng không được dây chằng nha chu đỡ. Do đó không thể điều chỉnh lực kéo răng.

  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh về máu.

  • Trẻ nhỏ thường hay đẩy lưỡi: Niềng răng mắc cài mặt trong nguy hiểm nếu trẻ hay đẩy lưỡi vào mắc cài có thể gây tổn thương.

Quy trình niềng răng mặt trong vô cùng phức tạp. Do đó khách hàng có nhu cầu niềng răng mặt trong cần tìm hiểu chi tiết và tìm 1 đơn vị niềng răng uy tín. 

Các trường hợp có thể niềng răng mắc cài mặt trong

Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong

Phương pháp niềng răng mắc cài mặt lưỡi mang đến cho người niềng răng nhiều ưu điểm tuyệt vời. Đó là về mặt thẩm mỹ, tính hiệu quả cũng như tính an toàn khi niềng răng. 

Tính thẩm mỹ cao 

Niềng răng mắc cài trong thân răng có tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay so với các phương án niềng răng khác. Hình thức này do mắc cài được gắn ở phía trong của thân răng. Nên hoàn toàn phù hợp với những ai có nhu cầu niềng răng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Đặc biệt, đối với nhóm đối tượng thường xuyên phải giao tiếp, xuất hiện trước đám đông. Hay cần sự thoải mái và tự tin khi giao tiếp thì đây là hình thức vô cùng phù hợp. 

Đảm bảo an toàn 

Ưu điểm tuyệt vời của hình thức niềng răng mặt trong này ngoài thẩm mỹ thì còn đảm bảo an toàn cho bề mặt răng. Thời gian đeo niềng răng rơi vào khoảng từ 1 đến 3 năm. Do đó răng thường xuyên bị xuất hiện những đốm trắng, thủy khoáng hoặc sâu răng,... 

Thế nhưng hình thức niềng răng mặt trong sẽ đảm bảo tính an toàn cho phần răng mà không lo răng bị hư hỏng hay mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi niềng răng không nên tham gia vận động quá sức với các môn thể thao nặng. Bởi sẽ dễ gây tổn thương hay va đập môi má.

Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt trong

Hạn chế của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của hình thức niềng răng này thì phương pháp này còn có những hạn chế nhất định. Cùng Teennie điểm lại những hạn chế khi niềng răng với mắc cài mặt trong. 

Cảm giác vướng víu, khó chịu

Đầu tiên, với bất kỳ người niềng răng nào cũng gặp khó khăn. Đặc biệt là khi ăn uống cảm giác vô cùng khó chịu và vướng víu. Bộ niềng răng nằm trong miệng sẽ vô tình tạo nên sự không thoải mái. Và khi ăn uống đồ ăn sẽ dễ bị mắc vào mắc cài, khó lấy ra nếu không biết cách. 

Tuy nhiên, cảm giác này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đầu. Sau đó tình trạng này sẽ sớm được cải thiện khi răng miệng của bạn đã quen dần với những chiếc mắc cài này.

Khó vệ sinh răng miệng 

Việc vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài sẽ là hạn chế mà nhiều người gặp phải. Trong quá trình ăn uống, đồ ăn sẽ bị dính vào mắc cài khó có thể làm sạch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Do vậy, sau khi niềng răng, người niềng răng cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận.

Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu

Niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống do đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Vì vậy, yêu cầu tay nghề và chuyên môn của bác sĩ niềng răng cũng phải giỏi. Bên cạnh đó, máy móc hỗ trợ tân tiến, dịch vụ tái khám ổn định để đảm bảo niềng răng thành công cho khách hàng.

Thông thường, chi phí niềng răng mắc cài mặt trong thường dao động từ 80 - 110 triệu. Tuy nhiên, chi phí này sẽ vào tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ răng, chất liệu mắc cài, nha khoa,... 

Niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí bao nhiêu?

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng khi niềng răng mắc cài mặt trong

Sau khi niềng răng mắc cài ở mặt trong thì để hiệu quả được tốt nhất. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách vô cùng quan trọng. Theo Teennie thì để đảm bảo tốt nhất thì người niềng răng cần: 

  • Tăng số lần đánh răng trong ngày

  • Chú ý đến chế độ ăn uống

  • Không ăn đồ ăn có hại cho răng

  • Không tự ý điều chỉnh dây mắc cài

  • Cẩn thận khi luyện tập thể thao

  • Tái khám định kỳ theo quy định