Kiến thức nha khoa

Giải đáp thắc mắc niềng răng có giúp hết móm không?

San Dentist   |   Kiến thức nha khoa   15.12.2020

Niềng răng móm có được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này. Hàm móm là tình trạng khớp cắn ngược hàm dưới nhô hẳn ra ngoài bao phủ hết hàm trên, khớp cắn giữa hai hàm không khớp với nhau, người bị móm răng không chỉ kém thẩm mỹ thiếu tự tin trong giao tiếp mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống . Hiểu được những nổi niềm này của bạn nên đội ngũ y bác sĩ của Teennie mỗi ngày đều cố gắn tìm mọi cách để khắc phục những tình trạng móm! Cùng theo dõi bài chia sẻ sau đây để hiểu rõ nhé!

Giải đáp thắc mắc niềng răng có giúp hết móm không?

Niềng răng có hết móm không?

1. Nguyên nhân gây móm răng

Hầu hết các trường hợp bị móm hay hô  đều do yếu tố bẩm sinh, di truyền từ trong bụng mẹ. Còn lại các trường hợp móm không do di truyền chủ yếu xuất phát từ các thói quen hình thành từ bé như mút tay, mút ti giả….

Có 5 dạng móm răng phổ biến như sau:

  • Móm răng do xương hàm trên không phát triển. 

  • Móm răng do răng hàm dưới phát triển quá mức bình thường.

  • Món do cả xương hàm trên và xương hàm dưới phát triển không bình thường.

  • Móm do răng phát triển không bình thường. 

  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng.

Theo chuyên gia, tình trạng móm răng nếu được khắc phục sớm từ khi còn bé với phương pháp niềng răng móm sẽ rất dễ thực hiện và cải thiện nhanh chóng, nếu để quá lâu, càng lớn tuổi thì càng khó khắc phục và tốn nhiều thời gian hơn. 

Nguyên nhân bị móm

2. Ảnh hưởng của răng móm 

Hơn ai hết, người có răng móm sẽ thấu hiểu rõ những ảnh hưởng của khiếm khuyết này đến việc hình thành tính cách lẫn sinh hoạt trong cuộc sống. 

Trước nhất răng móm khiến khuôn mặt bị “gãy”, cằm đưa ra khá mất thẩm mỹ, chưa kể còn tạo cảm giác khuôn mặt bị già đi trước tuổi. Khi người bị móm ý thức được điều này dễ hình thành cảm giác tự ti, ngại ngùng, ít dám cười nói tự nhiên hơn, dần dần tính cách có phần khép kín. 

ảnh hưởng của răng móm

Trong khi đó, về mặt sức khỏe, răng bị móm còn gây khó khăn khi ăn nhai, khớp cắn giữa hai hàm bị lệch dẫn đến thức ăn không được nghiền nát đủ, mất đi phần nào cảm giác ngon miệng, lâu dần còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là bao tử. 

Khi bị móm, áp lực ăn nhai sẽ tập trung vào các răng hàm nhiều hơn, lực ăn nhai không được phân bố đều khiến các răng hàm vận động quá mức có thể dẫn đến mất răng hàm sớm, các răng cửa thì bị yếu đi. 

Trước những ảnh hưởng nặng nề của răng móm, nha sĩ dành lời khuyên cho bạn nên đi niềng răng móm sớm để cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ cho bản thân.

Niềng răng có thật sự hết móm không?

Móm thường hình thành không chỉ do răng mà còn do hàm, nên để trả lời cho câu hỏi “niềng răng có thật sự hết móm không?”, các nha sĩ của Teennnie cho biết: niềng răng sẽ cải thiện được tình trạng móm nếu bạn móm do răng mọc lệch chiều. 

Còn đối với các tình trạng móm do cấu trúc xương hàm thì phải can thiệp phẫu thuật cắt, gọt xương hàm, hoặc nếu móm do cả răng và hàm thì có thể phối hợp niềng răng và phẫu thuật gọt hàm mới mang lại hiệu quả như mong muốn. 

1. Các phương pháp niềng răng móm

Nếu muốn cải thiện tình trạng móm bằng phương pháp niềng răng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp niềng răng bị móm phổ biến hiện nay như:

Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại 

Đây là phương pháp niềng răng móm cơ bản nhất hiện nay, niềng răng bằng mắc cài kim loại có tuổi đời lâu năm nhất, là nền tảng để phát triển các phương pháp niềng răng khác.

Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung được chế tạo từ hợp kim Niken - Titanium lành tính với cơ thể. Phương pháp niềng này thực hiện bằng cách gắn mắc cài kim loại vào từng răng, sau đó cố định dây cung trong từng rãnh mắc cài, nha sĩ sẽ điều chỉnh lực siết dây cung để kéo các răng về vị trí chuẩn trên cung hàm theo lộ trình đã vạch ra trên phác đồ điều trị. 

Niềng răng móm mắc cài kim loại

Có hai hình thức niềng răng mắc cài kim loại là: 

  • Niềng răng mắc cài kim loại dây thẳng truyền thống: ngoài mắc cài và dây cung kim loại, nha sĩ sẽ sử dụng thêm dây thun chỉnh nha để gắn cố định dây cung vào từng mắc cài. 

  • Niềng răng mắc cài kim loại tự động: hình thức này sẽ áp dụng mắc cài có nắp đóng mở tự động để cố định dây cung mà không cần dây thun chỉnh nha, giúp tinh giản được quá trình niềng răng, tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp dây thun bị giãn, bung trong quá trình sử dụng. 

Niềng răng móm bằng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ có cấu tạo và cơ chế hoạt động tương đương như mắc cài kim loại, nhưng mắc cài kim loại sẽ được thay thế bằng mắc cài sứ được chế tạo từ hợp kim sứ cao cấp và một số kim loại vô cơ khác, đồng màu với màu răng thật, mang đến sự thẩm mỹ, ít nặng nề hơn cho hàm răng khi sử dụng. 

Niềng răng móm mắc cài sứ

Niềng răng bằng mắc cài sứ cũng có hai hình thức tương đương mắc cài kim loại gồm: niềng răng mắc cài sứ dây thẳng truyền thống và niềng răng mắc cài sứ dây thẳng tự động. 

Niềng răng móm không mắc cài

Phương pháp niềng răng không mắc cài còn được gọi là phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign, đây là hình thức niềng răng đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây, đặc biệt là những người thường xuyên xuất hiện trước công chúng như ca sĩ, MC, diễn viên….

Niềng răng móm không mắc cài

Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng máng nhựa trong suốt cao cấp được đúc chuẩn xác với răng hàm, gắn khít sát với hàm răng, tạo cảm giác đeo như không đeo khi nhìn vào. Ngoài ra máng nhựa sẽ được thay đổi dần theo sự di chuyển của cung hàm trong suốt quá trình niềng răng cho đến khi răng đều đẹp. 

Phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ rất cao trong quá trình sử dụng, người đối diện khó nhận ra bạn đang niềng răng, rất tiện lợi và dễ dàng vệ sinh. 

Niềng răng móm giá bao nhiêu 

Sức khỏe mỗi người đều khác nhau, khiếm khuyết về răng miệng cũng vậy, mỗi người sẽ có mức độ móm khác nhau, do đó niềng răng móm hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố cá nhân như: 

  • Tình trạng móm nhẹ hay nặng: khi tình trạng móm nặng, càng khó xử lý thì giá niềng răng móm càng cao do đòi hỏi nhiều kỹ thuật, thời gian điều trị.

  • Phương pháp niềng răng móm mà bạn lựa chọn: tùy theo nhu cầu cá nhân thì bạn sẽ có sự lựa chọn phương pháp niềng răng móm mà mình mong muốn, theo đó chi phí cũng sẽ khác nhau giữa mỗi phương pháp. 

  • Sức khỏe răng miệng tổng quát tốt hay cần điều trị: nếu sức khỏe răng miệng tổng quát không tốt, mắc các bệnh viêm nha chu, hư tủy….bạn sẽ chi trả thêm để điều trị dứt điểm các bệnh này mới tiến hành niềng răng.

  • Ý thức chăm sóc, tuân thủ lời dặn nha sĩ: vấn đề này tưởng chừng như không liên quan đến chi phí niềng răng móm nhưng thực chất lại rất quan trọng, nếu bạn không tuân thủ lời dặn nha sĩ, ý thức chăm sóc răng miệng tại nhà kém thì có thể thời gian niềng răng sẽ kéo dài, do đó có thể phát sinh thêm chi phí điều trị răng miệng, thậm chí là làm lại răng mới nếu bạn làm hỏng niềng quá nặng nề. 

Niềng răng móm giá bao nhiêu?

Dưới đây là chi phí niềng răng mà nha khoa Teennie dự trù để bạn nắm được niềng răng bao nhiêu tiền, từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt kinh tế:

  • Niềng răng móm mắc cài kim loại: dao động từ 24 đến 55 triệu đồng, tùy mức độ móm nhẹ hay nặng, dùng mắc cài truyền thống hay mắc cài tự đóng. 

  • Niềng răng móm mắc cài sứ: dao động từ 39 đến 68 triệu đồng, tùy mức độ móm nhẹ hay nặng, dùng mắc cài truyền thống hay mắc cài tự đóng. 

  • Niềng răng móm không mắc cài: dao động từ 95 đến 115 triệu đồng, tùy mức độ móm nhẹ hay nặng. 

Teennie mời bạn tham khảo thêm về quá trình niềng răng móm dưới đây để biết rõ hơn về cách thức niềng một hàm răng, từ đó sẽ phối hợp tốt hơn với nha sĩ trong lộ trình điều trị. 

Quy trình niềng răng móm tại Teennie

Teennie với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực niềng răng nói riêng và nha khoa nói chung sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng răng phù hợp, tiết kiệm và nhanh chóng đạt hiệu quả nhất thông qua quy trình điều trị kỹ lưỡng, dựa theo đặc điểm của từng cá nhân.

Quy trình niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt sẽ có một số điểm tương tự và khác nhau, để hiểu rõ hơn Teennie mời bạn tham khảo quy trình dưới đây:

Quy trình niềng răng móm tại Teennie

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng và tư vấn điều trị tổng quát. 

Khi đến Teennie, đầu tiên bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, xem xét tình trạng răng miệng, sau đó tư vấn các giải pháp để điều trị sức khỏe răng miệng tổng quát (nếu có) trước khi niềng răng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Song song đó bạn sẽ được chụp ảnh X-Quang 3D toàn hàm trong miệng, chụp hình ngoài mặt nhiều góc độ để bác sĩ có thể đánh giá cấu trúc xương hàm, răng để làm phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều trị những bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng, nhổ răng số 4 hoặc nhổ răng số 8…

Trong giai đoạn này, nếu bạn có nhu cầu niềng răng trong suốt, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng và cho biết mức độ móm của bạn có phù hợp để niềng răng trong suốt không. 

Bước 2: Giai đoạn gắn khí cụ đối với niềng răng mắc cài và lấy dấu răng, tạo khay chỉnh răng đối với niềng răng trong suốt

Nếu thực hiện niềng răng mắc cài: giai đoạn này bác sĩ sẽ tiến hành gắn dây thun tách kẽ, lấy dấu có khâu và gắn khâu….để giúp tạo khoảng hở, giúp giai đoạn gắn mắc cài dễ dàng, thuận tiện hơn. 

Nếu thực hiện niềng răng không mắc cài: bác sĩ sẽ tiến hành quét toàn bộ hàm bằng máy quét 3D, chuyển hình ảnh toàn hàm lên máy tính để lên phác đồ điều trị và quan sát sự di chuyển của răng. Sau đó gửi mẫu hàm của người niềng sang trung tâm Invisalign tại Mỹ để chế tạo khay niềng dựa trên mẫu hàm người niềng rồi gửi về Việt Nam. Mỗi bệnh nhân sẽ có một bộ khay chỉnh răng khác nhau và thay đổi thứ tự khay theo từng giai đoạn cho đến khi kết thúc điều trị.

Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài hoặc đeo khay chỉnh nha

Đối với phương pháp niềng răng gắn mắc cài: bác sĩ sẽ vệ sinh bề mặt răng sạch sẽ, sau đó gắn mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ lên bề mặt từng răng, khi các mắc cài đã đính chắc chắn, dây cung sẽ được đặt cố định vào rãnh từng mắc cài, cuối cùng bác sĩ gắn dây thun chỉnh nha hoặc đóng nắp mắc cài tự động để cố định dây cung, dùng lực điều chỉnh lực kéo của dây cung để kéo các răng chạy từ từ theo cung hàm chuẩn. 

Đối với phương pháp niềng răng không mắc cài: bác sĩ sẽ gắn khay Invisalign và hướng dẫn khách hàng cách sử dụng, tháo lắp để vệ sinh răng miệng, ăn uống, trung bình mỗi ngày bạn chỉ đeo khay khoảng 22 giờ trong vòng 2 tuần, sau đó sẽ đổi sang khay tiếp theo.

Bước 4: Tái khám và theo dõi định kỳ cho đến khi kết thúc liệu trình

Trong thời gian niềng răng, bạn phải chú ý chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám đều đặn để bác sĩ kiểm tra và vệ sinh, xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng. 

Mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo dây cung, thay dây thun chỉnh nha (nếu có) hoặc đổi khay niềng mới cho bạn. 

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Khi răng đã đều, đẹp theo cung hàm chuẩn như mong muốn, bác sĩ sẽ tháo niềng và hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì, cách chăm sóc để hàm ổn định lâu dài, do đó bạn hãy tuân thủ theo lời dặn bác sĩ để giúp hàm mới khỏe mạnh và vững chắc. 

Những lưu ý trước và sau khi niềng răng móm

Để việc niềng răng móm đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn hãy bỏ túi một số lưu ý quan trọng trước và sau khi niềng răng móm. 

1. Lưu ý trước khi niềng răng móm

Trước khi quyết định niềng răng, việc trang bị cho mình kiến thức là rất cần thiết, đầu tiên bạn phải xác định tình trạng móm của bản thân là móm do răng hay móm do xương hàm để lựa chọn được phương pháp lẫn nơi điều trị phù hợp. 

Lưu ý trước khi niềng răng móm

Tiếp theo, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ nha sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện niềng răng cho mình. Điều này quyết định rất nhiều vào sự thành công khi niềng răng. Nếu có thể lựa chọn nha khoa chuyên niềng răng càng tốt vì ở đó chỉ tập trung chuyên sâu vào niềng răng, trang thiết bị, quy trình điều trị cũng sẽ phù hợp hơn, thuận tiện cho quá trình niềng răng của bạn. 

Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp, nên đặt yếu tố hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí niềng lên hàng đầu. 

2. Lưu ý sau khi niềng răng móm

Khi tiếp nhận bất kỳ phương pháp sức khỏe nào thì ta đều không thể phó thác hết cho bác sĩ, bệnh viện mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân, niềng răng cũng vậy.  

Sau khi niềng răng, để duy trì được sự bền bỉ, vững chắc của hàm răng mới, bạn cần tuân thủ kỹ lưỡng hướng dẫn chăm sóc và lịch tái khám của bác sĩ để răng chắc khỏe dài lâu.

  • Đánh răng đúng cách ngày 2 - 3 lần, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng phù hợp để làm sạch răng, tránh các bệnh răng miệng.

  • Khi ăn uống giai đoạn đầu sau khi niềng răng nhớ tránh một số loại thực phẩm dai, cứng như kẹo cao su, xương….trái cây và các loại thực phẩm cần được cắt nhỏ vừa đủ để nhai dễ dàng hơn, hạn chế thực phẩm nhiều đường…

  • Tạm biệt các thói quen không tốt cho răng miệng như mút tay, cắn móng tay, cắn bút, nhai nước đá…..

vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày

Để có được một hàm răng đẹp là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, hợp tác của bạn và nha sĩ, đổi lại sẽ có được kết quả mỹ mãn, thay đổi được tinh thần, cuộc sống của bạn theo một cách tích cực hơn. Do đó nếu đang gặp phải các khiếm khuyết về răng miệng, hãy nhanh chóng đến nha khoa để được tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp. 

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic - Nha Khoa Học Đường