Kiến thức nha khoa

Tất tần tận những điều cần biết về hàm duy trì

Tất cả những người niềng răng sau khi được bác sĩ tháo mắc cài hoặc khay niềng, đều phải sử dụng hàm duy trì từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng biết được hàm duy trì có những công dụng gì, tại sao cần đeo nó và sử dụng như thế nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hàm duy trì. Cùng tìm hiểu nhé!

unnamed file 2969

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ hỗ trợ cho người niềng răng sau khi tháo khay niềng invisalign hoặc hệ thống mắc cài, dây cung. Trong tất cả các trường hợp niềng răng đều được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì, nhằm giúp răng hàm ổn định và tránh bị sai lệch về sau.

Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì là cố định và tháo lắp. Tùy theo từng tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu của khách hàng, mà các bác sĩ sẽ sử dụng loại hàm duy trì thích hợp.

unnamed file 2970

  •  Hàm duy trì cố định: Làm từ dây thép với hình dạng thẳng hoặc xoắn, được gắn vào phía trong của răng trước (răng 1,2,3)  bằng composite. Hàm duy trì có ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian sử dụng và thích hợp cho những khách hàng trước đó có răng hoặc khớp cắn sai lệch nặng.
  •  Hàm duy trì tháo lắp: Gồm hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại và bằng nhựa trong suốt. Với đặc tính có thể thoải mái tháo ra, lắp vào khi vệ sinh răng miệng hoặc những trường hợp cần thiết, giúp người dùng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, hàm duy trì tháo lắp rất an toàn, tương thích với cơ thể, không kích ứng nướu.

Tác dụng của hàm duy trì như thế nào?

Sở dĩ, hàm duy trì được bác sĩ chỉ định cần sử dụng sau khi tháo khay niềng invisalign hoặc hệ thống mắc cài, dây cung bởi vì:

1/ Giúp hệ thống răng hàm ổn định vị trí

Khi niềng răng, để những răng mọc lộn xộn về đúng vị trí trên cung hàm hoặc điều chỉnh khớp cắn sai lệch trở nên chuẩn chỉnh hơn, thì phải chịu một lực kéo lớn và liên tục, với khoảng thời gian rất dài từ 6 – 24 tháng. Chính vì vậy, sau khi tháo khay niềng invisalign hoặc hệ thống mắc cài, dây cung, mặc dù lúc này răng hàm đã đều đẹp hài hòa nhưng vẫn còn yếu, chưa ổn định.

unnamed file 2971

Việc đeo hàm duy trì trong thời điểm này đóng vai trò rất quan trọng, răng hàm ổn định vị trí, kịp thích nghi với sự thay đổi.

2/ Ngăn ngừa tình trạng răng bị xô lệch

Sau khi kết thúc giai đoạn niềng răng, do răng còn yếu nên trong quá trình ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng hàng ngày… sẽ rất dễ bị tác động. Ngoài nhanh chóng bị xô lệch, chạy về vị trí cũ, thì nhiều trường hợp răng hàm còn xấu hơn trước lúc niềng nếu không đeo hàm duy trì. Thậm chí, răng có thể bị lung lay, mất răng, tổn thương nướu, viêm nha chu và đau đớn, ê buốt.

Đeo hàm duy trì đúng cách như thế nào?

Để mang lại hiệu quả cao nhất và rút ngắn thời gian thực hiện, chúng ta phải đeo hàm duy trì đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, hàm duy trì cố định được bác sĩ gắn cố định vào răng hàm, chúng ta không tự ý tháo ra nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến răng, trầy xước khoang miệng. Riêng hàm duy trì tháo lắp, mặc dù có thể thoải mái tháo ra lắp vào khi cần thiết, tuy nhiên cần đáp ứng đủ thời gian trong ngày.

unnamed file 2972

Ban đầu, thời gian đeo hàm duy trì tuân thủ 24/ 24 và kéo dài tầm 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, sau đó thời gian đeo hàm duy trì trong ngày sẽ được giảm dần và trước lúc kết thúc chủ yếu sẽ thực hiện vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Thông thường với người trưởng thành, thời gian đeo hàm duy trì từ 3 – 6 tháng, nếu tình trạng xương hàm và răng không được khỏe mạnh sẽ thực hiện từ 6 – 12 tháng. Bên cạnh đó, trường hợp chỉnh nha cho trẻ em bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì đến độ tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, nên tái khám theo lịch bác sĩ để kịp thời phát hiện những sai lệch và có sự điều chỉnh thích hợp, giúp quá trình đeo hàm duy trì có được hiệu quả tối đa. Mong rằng qua những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn sẽ hiểu hơn về hàm duy trì, công dụng và cách sử dụng đúng. Chúc bạn vui khỏe và thành công!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ

Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường

Chat zalo
Chat Facebook