Các loại dây cung trong niềng răng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của quá trình điều trị. Với cấu tạo đặc biệt, dây cung kết hợp với những loại khí cụ khác sẽ giúp hàm răng mọc sai lệch trở nên đều đẹp và chuẩn khớp cắn.
Dây cung trong niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng được ứng dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài. Dây cung được cấu tạo dài và mảnh để giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho người dùng, chế tác từ thép không gỉ, hợp kim Niken – Titan (NiTi), hợp kim Titan – Beta hoặc Cobalt – Chromium,…
Sau khi đã gắn các mắc cài lên răng thật chặt, bác sĩ sẽ đưa dây cung vào rãnh những mắc cài này và sau đó sử dụng thêm dây thun để cố định (niềng răng mắc cài truyền thống). Còn với niềng răng mắc cài tự buộc, dây cung sẽ có thể tự động trượt giữa các rãnh của mắc cài.
Hiện nay, các loại dây cung trong niềng răng có nhiều kích thước, được chia làm 2 loại chính: Kích thước dây tròn và kích thước dây tiết diện.
- Kích thước dây tròn dao động trong các mức: 0.012 – 0.014 – 0.016 – 0.018
- Dây tiết diện dao động trong các khoảng: 0.016 × 0.016, 0.016 × 0.022, 0.017 × 0.022, 0.017 × 0.025, 0.018 × 0.022, 0.018 × 0.025, 0.019 × 0.025
Ở mỗi thời gian điều trị khác nhau, bác sĩ sẽ dùng các loại dây cung niềng răng phù hợp, thay đổi tùy theo tình hình dịch chuyển răng sai lệch của từng khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bằng các kỹ thuật chuyên sâu bác sĩ sẽ tác động đến các dây cung một lực kéo, để có thể sắp xếp lại các răng đều đặn trên cung hàm và chỉnh đốn khớp cắn đúng tỷ lệ chuẩn.
Tác dụng của dây cung khi niềng răng
Dây cung cũng là một loại khí cụ niềng răng, vào mỗi giai đoạn điều trị nó sẽ đóng một vai trò khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản dây cung ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khắc phục răng và khớp cắn sai lệch.
Giai đoạn san đều răng
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại dây cung trong niềng răng có độ đàn hồi cao và độ cứng thấp, được làm từ hợp kim Niken – Titan. Bên cạnh đó, kích thước của dây cung thường là 0.014 hoặc 0.016 và thời gian đeo trong khoảng từ 5 – 10 tháng, tùy từng trường hợp.
Ban đầu khi mới gắn, dây cung sẽ bị uốn cong lên xuống do răng mọc không đều. Nhưng sau đó, nó sẽ tự động uốn về trạng thái thẳng ban đầu và kéo theo răng, tạo thành hình cung tròn, giúp san đều các răng theo đúng vị trí.
Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Ở giai đoạn đóng khoảng, các loại dây cung trong niềng răng được dùng là Stainless Steel (dây thép không gỉ) thường có kích thước 0.016 x 0.025 hoặc 0.019 x 0.025, kết hợp cùng chun kéo hoặc lò xò để đóng khoảng. Bởi vì, chúng có độ cứng cao nên giúp bác sĩ có thể điều chỉnh và tác động lực kéo lên toàn hàm, kéo răng về vị trí mong muốn và điều chỉnh sự chênh lệch giữa hai hàm.
Thời gian điều trị ở giai đoạn đóng khoảng từ 4 – 8 tháng và trong thời điểm này bạn sẽ thấy được sự thay đổi tích cực rõ rệt trên hàm răng, cũng như khuôn mặt.
Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì
Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì chỉ mất khoảng 2 – 8 tuần, cũng là giai đoạn cuối cùng trong quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh cắn hở hay tình trạng lệch đường giữa, đồng thời ổn định vị trí của răng và khớp cắn, mang đến hàm răng đều đẹp, hài hoà, ăn nhai tốt. Dây cung được sử dụng trong giai đoạn này làm từ Niken – Titan, kích thước thường là 0.016 x 0.025 hoặc 0.019 x 0.025.
Các loại dây cung niềng răng phổ biến
Hiện nay, có các loại dây cung trong niềng răng đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, với hiệu quả và an toàn cao như:
Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ) thường dùng trong giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng. Với thành phần chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%), loại dây cung này không chỉ cứng chắc, chống ăn mòn mà còn sở hữu độ dẻo cao và có chi phí rẻ.
Stainless Steel được các bác sĩ đánh giá là có khả năng tạo lực ổn định, hỗ trợ rút ngắn thời gian niềng răng nhanh chóng và hiệu quả cực tốt cho những trường hợp phức tạp. Ngoài ra, rất an toàn và lành tính, trong quá trình sử dụng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Dây cung Titan – Beta (TMA)
Dây cung niềng răng Titan – Beta (TMA) được làm từ Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Trong quá trình điều trị, chúng mang lại hiệu quả tương đối tốt, có thể tăng giảm chiều dài, độ co dãn và tạo áp lực vừa phải. Ngoài ra, dây cung niềng răng Titan – Beta chính là sự lựa chọn tối ưu cho những ai dị ứng với hợp chất Niken.
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung hợp kim Cobalt – Chromium bắt đầu được sử dụng trong nha khoa vào những năm 1950. Thành phần gồm: Coban (40%), Crom (20%), Sắt (16%) và Niken (15%).
Dây cung hợp kim Cobalt – Chromium có lực kéo mạnh, nhưng độ cứng tương đối, nên chỉ phù hợp với những ca sai lệch nhẹ. Do đó, ngày nay chúng ít được sử dụng hơn các loại dây cung trong niềng răng khác.
Dây cung Niken – Titan (Niti)
Dây cung Niken – Titan (Niti) do nhà khoa học William F.Buehler phát minh vào năm 1960, với thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titanium.
Ngay khi xuất hiện trên thị trường đã nhanh chóng thu hút sự yêu thích của đông đảo các bác sĩ nha khoa và được sử dụng rộng rãi. Nó không chỉ bền, có độ cứng thấp, siêu dẻo, mà còn sở hữu khả năng phục hồi tốt hơn và giúp giảm số lượng thay đổi dây cung trong quá trình niềng răng.
Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý có thành phần chính là Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Palladium (5 – 10%), Đồng (11 – 18%) và Niken (1 – 2%),… Mặc dù có khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao, nhưng hiện nay rất ít được sử dụng do chi phí cao.
Một số dụng cụ, khí cụ khác trong niềng răng
Dưới đây là những khí cụ, dụng cụ niềng răng thường được các bác sĩ sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh sai lệch về răng và khớp cắn, giúp hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn, đảm bảo tốt về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
1/ Mắc cài (Bracket)
Đối với phương pháp niềng răng mắc cài, trong mỗi ca điều trị không thể thiếu các mắc cài. Hiện nay, mắc cài thường được làm bằng kim loại không gỉ hoặc các vật liệu có tính thẩm mỹ cao như sứ, pha lê và được thiết kế dạng hình vuông nhỏ.
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp vào mặt trước (niềng răng mặt ngoài) hoặc mặt sau của răng (niềng răng mặt trong) bằng chất liên kết nha khoa. Nhiệm vụ của chúng là điều khiển giúp răng di chuyển đúng theo hướng và lực mong muốn.
2/ Thun liên hàm (Rubber bands)
Thun liên hàm (Rubber bands) được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Loại dây thun niềng răng này thường áp dụng trong trường hợp răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên, sai khớp cắn,… Bác sĩ tiến hành gắn thun liên hàm vào một đầu của mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới.
3/ Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ, chất liệu bằng cao su, được gắn giữa 2 kẽ răng của hàm dưới trong 1 – 2 tuần trước khi niềng răng. Nhiệm vụ của thun tách kẽ là tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, giúp cho bước mang khâu chỉnh nha và đeo mắc cài trở nên dễ dàng, cũng như hiệu quả hơn.
4/ Band (khâu)
Band hay còn gọi là khâu, là loại khí cụ niềng răng khá quen thuộc, được sử dụng trong nhiều ca điều trị. Với cấu tạo hình tròn như chiếc nhẫn, làm bằng kim loại không gỉ, có móc để gắn dây thun và dây cung, khâu được đặt ở răng số 6 hoặc số 7 hàm dưới.
Bác sĩ sẽ thực hiện gắn khâu sau khi lấy các sợi thun tách kẽ ra ngoài và cố định trong suốt thời gian niềng răng. Tác dụng của khâu là giữ chắc các khí cụ chỉnh nha, giúp tạo lực tốt nhất để răng di chuyển về vị trí mong muốn.
5/ Hàm duy trì
Hàm duy trì là một khí cụ không thể thiếu trong niềng răng và được bác sĩ chỉ định dùng sau khi tháo hệ thống mắc cài, dây cung hay khay niềng trong suốt. Hàm duy trì được thiết kế, chế tác với cấu tạo phù hợp và vừa khít với đặc điểm của từng hàm răng của khách hàng. Hàm duy trì có chức năng giữ cho răng chắc và ổn định sau khi niềng, để răng không di chuyển về như tình trạng ban đầu.
6/ Khí cụ nong hàm
Khí cụ nong hàm được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp vòm hàm hẹp, lệch, chéo,… giúp răng có thể dịch chuyển một cách dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ. Hơn thế nữa, khí cụ đặc biệt này còn giúp khuôn mặt hài hoà và cân đối hơn.
7/ Minivis
Đối với trường hợp hô, móm, cười hở lợi, răng mọc lệch lạc và sai khớp cắn nặng, không thể không có Minivis. Nó được gắn trực tiếp vào xương hàm và đóng vai trò như một điểm neo chặn chắc chắn giúp những răng trước lùi ra sau, hoặc từ sau tiến ra trước, theo đúng vị trí. Khi niềng răng kết hợp với đặt Minivis, không chỉ hiệu quả cao hơn mà còn rút ngắn thời gian.
Trên đây là thông tin về công dụng, đặc điểm của các loại dây cung trong niềng răng và một số dụng cụ, khí cụ khác, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với nha khoa Teennie bạn nhé!
NHA KHOA CHUYÊN SÂU NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ
Teennie Clinic – Nha Khoa Học Đường
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://teennie.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Teennie.nhakhoahocduong
- Hotline: 0836 068 680